24/06/2023 10:38 GMT+7

Cần quy định rõ trách nhiệm của lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, tránh lạm quyền

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ tư cách, nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở để tránh sự chồng chéo nhiệm vụ hoặc lạm quyền.

Cần quy định rõ trách nhiệm của lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, tránh lạm quyền - Ảnh 1.

Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết thảo luận về dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 24-6, thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (tạm gọi lực lượng an ninh cơ sở - PV), nhiều đại biểu bày tỏ đồng tình phải có luật.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều đại biểu, dự luật chưa làm rõ, tách bạch được tư cách, nhiệm vụ của lực lượng này với công an xã.

Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết (TP.HCM) thống nhất sự cần thiết phải ban hành luật nhưng đề nghị đánh giá tác động kỹ hơn về việc tổ chức, ngân sách khi thành lập lực lượng này.

Bà Tuyết cũng đề nghị đánh giá kỹ tình hình thực tế về an ninh, trật tự và việc thực hiện nhiệm vụ của công an xã cũng như phát huy vai trò người dân trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Từ đó quy định phù hợp về số lượng, chính sách, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng này để các địa phương thuận lợi khi triển khai và phát huy được lực lượng này.

"Cần xác định rõ đây là lực lượng hỗ trợ công an xã để có quy định rõ, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, chính sách với lực lượng này", bà Tuyết nêu.

Theo bà Tuyết, việc dự luật đưa phần lớn nhiệm vụ của công an xã trong Pháp lệnh công an xã trước đây thành nhiệm vụ của lực lượng an ninh cơ sở là chưa phù hợp.

Vì đây chỉ là lực lượng hỗ trợ về bảo vệ trật tự, an ninh ở cơ sở. Lực lượng này không được tổ chức chính quy, không có lương.

Do vậy, bà đề nghị rà soát, điều chỉnh quy định tại điều 7, điều 8, điều 9, điều 10, điều 12 của dự luật cho phù hợp.

Trong đó, cần phân định rõ nhiệm vụ để công an xã không giao hết nhiệm vụ cho lực lượng này và không phân định nhiệm vụ vượt quá khả năng của họ.

"Tôi thấy nhiệm vụ này vẫn còn nặng, cần nghiên cứu điều chỉnh thêm. Cần quy định rõ mối quan hệ giữa lực lượng này với các tổ chức khác ở cơ sở để xác định rõ trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ", bà Tuyết đề xuất.

Cần quy định rõ trách nhiệm của lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, tránh lạm quyền - Ảnh 3.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) - Ảnh: GIA HÂN

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) vẫn băn khoăn việc thành lập có tăng biên chế và ngân sách nhà nước không.

Nữ đại biểu cũng cho hay dự luật quy định UBND cấp xã rà soát, tổng hợp về số lượng tổ bảo vệ an ninh, trật tự cần thành lập, bố trí tại thôn, tổ dân phố và nhu cầu về số lượng các chức danh tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại các thôn, tổ dân phố, báo cáo trình UBND, HĐND cấp trên xem xét, quyết định.

Quy định như thế này sẽ tạo sự tùy nghi, không thống nhất thực hiện giữa các địa phương. Do vậy, bà đề nghị nghiên cứu bổ sung về tiêu chí thành lập tổ, số lượng tổ để áp dụng cả toàn quốc. Trong đó lưu ý các địa bàn vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới để bố trí số lượng phù hợp.

Mặt khác, bà Tâm cũng đề nghị làm rõ tư cách, nhiệm vụ của lực lượng để tránh lạm quyền. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm bồi thường, xử lý khi lực lượng này vi phạm, sai phạm.

Đề nghị giữ lại lực lượng công an xã bán chuyên trách

Trong khi đó, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho hay hiện nay cả nước có 103.568 thôn, bản, ấp, khóm, tổ dân phố, tương ứng sẽ có 103.568 tổ an ninh, trật tự. Do trong dự luật không quy định mỗi tổ có bao nhiêu thành viên nên rất khó tính tổng biên chế, chế độ chính sách, phụ cấp.

Dù vậy, nếu phỏng đoán mỗi tổ có 5 thành viên sẽ có đến hơn 517.000 người. Nếu chi bồi dưỡng cho mỗi thành viên với hệ số = mức lương cơ sở và các khoản khác, các thành viên được hưởng khoảng 2 triệu đồng/tháng. Như vậy tổng cả nước chi bồi dưỡng sẽ là 1.000 tỉ/tháng.

"Như vậy lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sẽ cao hơn nhiều so với báo cáo của Bộ Công an là 300.000 người. Trong khi nếu tính như số liệu 300.000 người cũng là quá nhiều", ông Hòa nói.

Cũng theo ông Hòa, công an xã bán chuyên trách sẽ kết thúc nhiệm vụ lịch sử của mình khi công an chính quy có biên chế đủ. Thời gian qua công an chính quy về làm nhiệm vụ ở xã, vị trí công an viên bị thu hẹp.

Dù vậy lực lượng này rất quan trọng, am hiểu địa bàn, xuất thân là người tại địa phương nên ngõ ngách, thôn, bản, xóm ấp rất thông thuộc, thậm chỉ ngôn ngữ chữ viết dân tộc cũng am hiểu.

Ông đề nghị giữ lại lực lượng công an xã bán chuyên trách hiện nay là 70.867 người phục vụ trong bộ máy công an xã cùng với công an chính quy.

Đại tướng Tô Lâm trình dự Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sởĐại tướng Tô Lâm trình dự Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Sáng 20-6, Bộ trưởng Bộ Công an - Đại tướng Tô Lâm thay mặt Chính phủ đã trình tờ trình về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên