Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhận định con số này rất tích cực trong bối cảnh chính các nước viện trợ cũng đang gặp khó khăn và người dân của họ đang phải thắt lưng buộc bụng.
Phóng to |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự hội nghị CG ngày 10-12 - Ảnh: H.Giang |
Hội nghị nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam đã khép lại cuộc họp lần cuối để mở ra một chặng đường mới trong quan hệ hợp tác phát triển.
Tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định tầm quan trọng của hội nghị: “Các nhà tài trợ đã hợp tác, giúp đỡ và theo sát từng bước sự trưởng thành của VN, từ một quốc gia nghèo, kém phát triển những năm đầu 1990 vươn lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình (năm 2012 là gần 1.600 USD/người so với 140 USD/người năm 1992)".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết "VN đã sớm hoàn thành cơ bản các mục tiêu thiên niên kỷ và xóa đói giảm nghèo. Đây không chỉ là niềm tự hào của riêng VN mà còn là niềm vui chung của VN và các nhà tài trợ về sự hợp tác kiên trì, có hiệu quả và rất thành công suốt hơn 20 năm qua”.
Hội nghị nhóm các nhà tài trợ cho VN (thường được biết đến với tên gọi hội nghị CG, có bề dày 20 năm họp mặt trong khuôn khổ đối thoại giữa các nhà tài trợ và Chính phủ VN kể từ khi ODA cho VN được nối lại năm 1993) có hình thức đối thoại mới thay thế kể từ năm 2013 chính là Diễn đàn quan hệ đối tác phát triển nhằm đa dạng hóa nguồn lực phục vụ sự phát triển của VN với sự tham gia của nhiều thành phần hơn, từ các nước viện trợ cho tới thành phần tư nhân, các tổ chức phi chính phủ… |
Tại hội nghị, giám đốc Ngân hàng Thế giới Victoria Kwakwa nhận định nếu không có giải pháp kiên quyết, VN có khả năng gặp rủi ro rơi vào bẫy thu nhập trung bình với năng lực cạnh tranh thấp và khả năng quay trở lại tình hình bất ổn định tái diễn làm nghiêm trọng thêm vấn đề bất bình đẳng trong xã hội.
Bà Kwakwa nhấn mạnh hai vấn đề Việt Nam cần giải quyết: xây dựng lực lượng lao động có kỹ năng dịch chuyển từ năng suất thấp, giá trị thấp sang năng suất và giá trị cao hơn; và quản lý các nguồn lực đất đai hạn chế của Việt Nam theo hướng đảm bảo quyền sở hữu đất cho người dân, việc sử dụng linh hoạt đất nông nghiệp, tăng cường sử dụng đất cho các nhóm dễ tổn thương như phụ nữ, người nghèo và dân tộc thiểu số; giúp tăng cường tính minh bạch và bình đẳng cho việc thu hồi và đền bù đất đai của Nhà nước và hạn chế những vấn đề nảy sinh trong quá trình thu hồi đất bắt buộc, nâng cao tính hiệu quả của hệ thống quản lý và quy hoạch sử dụng đất trong khuôn khổ quản lý đất đai chung.
Đại diện các nhà tài trợ quốc tế cũng nêu quan ngại về những rủi ro kinh tế vĩ mô như nợ xấu ngân hàng, cải cách doanh nghiệp nhà nước tiến triển chậm, chất lượng giáo dục - nhất là ở vùng sâu vùng xa và để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động…
Phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng tình rằng kinh tế vĩ mô VN và kết quả kiềm chế lạm phát chưa vững chắc. Ngoài ra, do nguồn lực có hạn nên việc mở rộng diện và nâng mức hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội, chương trình giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm và cải cách tiền lương chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thủ tướng cũng nhìn nhận việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm, tiến trình tái cơ cấu đầu tư, doanh nghiệp nhà nước, thị trường tài chính, ngân hàng thương mại còn nhiều khó khăn và cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng vẫn chưa đạt yêu cầu.
Trong những phương hướng mà VN sẽ tập trung trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính phủ VN sẽ kiên trì thực hiện các giải pháp phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, coi đây thật sự là quốc sách hàng đầu để phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam kể cả trước mắt cũng như lâu dài.
Trong đó coi trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; ứng dụng khoa học, công nghệ để cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ VN sẽ sử dụng hiệu quả vốn ngân sách gắn với huy động các nguồn lực đầu tư khác, nhất là các hình thức PPP để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, bao gồm cả việc huy động nguồn lực từ đất đai, ban hành chính sách về phí sử dụng kết cấu hạ tầng hợp lý để huy động mạnh nhiều nguồn vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
“Chúng tôi không hề coi thường những hạn chế, yếu kém, khó khăn, chúng tôi không thỏa mãn mà chúng tôi sẽ hết sức nỗ lực để đạt được mục tiêu đã đề ra - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói - Bên cạnh những nỗ lực, ý chí tự cường của mình, chúng tôi mong muốn và tin tưởng rằng các nhà tài trợ quốc tế sẽ tiếp tục đồng hành và hợp tác với Việt Nam trên chặng đường mới đầy thách thức, khó khăn nhưng chúng tôi cho rằng triển vọng cũng rất tốt đẹp”.
Dịp này, Đại sứ Nhật Bản Tanizaki Yasuaki cho biết trong sáu tháng đầu của năm tài chính nay, Nhật Bản cam kết cung cấp khoảng 1,4 tỉ USD cho các dự án vốn vay ODA mới. Ông bày tỏ hi vọng trong cả năm tài chính nay Nhật Bản sẽ có thể cung cấp khoản viện trợ tương đương khoản viện trợ mà Nhật Bản đã cam kết vào năm tài chính vừa qua là khoảng 2,7 tỉ USD “mặc dù điều này còn tùy thuộc vào tiến độ chuẩn bị dự án của Chính phủ VN”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận