Thứ 6, ngày 5 tháng 3 năm 2021
Cá nhân tiếp nhận tiền từ thiện phải thông báo với chính quyền?
TTO - Cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh phải thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, nơi tiếp nhận hỗ trợ và báo cáo khi được yêu cầu.

Ca sĩ Thủy Tiên ủng hộ quà và tiền cho người dân bị thiệt hại do mưa lũ hồi tháng 10 vừa qua - Ảnh: NVCC
Đó là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Cụ thể, trong tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định vừa được hoàn thiện, Bộ Tài chính đề xuất khi vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước, cá nhân thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động,...
Khi phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện, cá nhân thông báo chính quyền địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ để được hướng dẫn, phối hợp phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện cũng như đảm bảo an toàn, trật tự xã hội..
Về công khai nguồn đóng góp tự nguyện, các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Cá nhân có trách nhiệm báo cáo, công khai về hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện khi được yêu cầu.
Về việc vận động đóng góp tự nguyện của các tổ chức khi thiên tai, sự cố, dịch bệnh gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng đến đời sống của người dân, Bộ Tài chính cũng kiến nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ cấp huyện trở lên được kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện nhân dân và các địa phương bị thiệt hại. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ra lời kêu gọi tổ chức chữ thập đỏ trong nước và ngoài nước ủng hộ.
Ngoài ra, các cơ quan thông tin đại chúng, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp được phép vận động đóng góp hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố theo quy định của pháp luật.
Đánh giá về chính sách vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hiện hành, Bộ Tài chính cho biết còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được thực tế phát sinh.
Cụ thể như phạm vi điều chỉnh của nghị định số 64 năm 2008 chưa bao quát hết công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục khó khăn cho người dân do tác động của dịch bệnh, hay chưa điều chỉnh đối với cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện trực tiếp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
Đối với một số đợt thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng, số lượng tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện lớn dẫn đến công tác tiếp nhận mất nhiều thời gian và công sức. Thời gian tiếp nhận còn hạn chế có thể dẫn đến việc sử dụng không đúng mục đích tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.
-
TTO - Bản tin 18h chiều 5-3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 6 ca mắc mới COVID-19 ghi nhận tại Kiên Giang, Bình Dương và Tây Ninh.
-
TTO - Tổng cục Du lịch đang bàn với Hiệp hội Du lịch Việt Nam để từng bước mở cửa thị trường du lịch quốc tế với từng nhóm khách, quốc gia cụ thể.
-
TTO - 'Sẽ là sai lầm khi đánh đồng chức danh với trình độ chuyên môn. Một giáo sư y khoa không đồng nghĩa với việc có trình độ chuyên môn giỏi nhất và ngược lại', bạn đọc ý kiến về mức giá khám bệnh mới của Bệnh viện Bạch Mai.
-
TTO - Căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung gia tăng xung quanh cuộc điều tra về nguồn gốc virus corona của WHO ở Vũ Hán, Trung Quốc. Trong diễn biến mới nhất, một nhóm các nhà khoa học hối thúc mở thêm một cuộc điều tra khác.
-
TTO - Đã có 8 ca bệnh COVID-19 mới ghi nhận trong các ngày 28-2, 1-3 và 3-3 ở Hải Dương là các ca F1 (người tiếp xúc gần với người bệnh) đã được cách ly từ 1 tháng trước đó.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận