23/03/2024 10:35 GMT+7

Cà Mau đang sạt lở quá mau

Khô hạn kéo dài, dòng sông khô cạn nước đã làm tê liệt hệ thống giao thông đường thủy. Sụt lún, sạt lở đất đã làm nhiều tuyến đường ở vùng ngọt Cà Mau bị ảnh hưởng, chia cắt.

Nhiều nhà dân đứng trước nguy cơ bị kéo xuống sông - Ảnh: THANH HUYỀN

Nhiều nhà dân đứng trước nguy cơ bị kéo xuống sông - Ảnh: THANH HUYỀN

Ngày 23-3, thông tin từ Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết từ đầu mùa khô đến nay, vùng ngọt tỉnh Cà Mau đã xảy ra 131 tuyến sạt lở, sụt lún đất với 550 vị trí, tổng chiều dài hơn 14,5km. 

Nhiều tuyến đường ở Cà Mau nứt toác, sạt lở nhanh do khô hạn

Trong đó, đường bê tông dài hơn 10,6km, còn lại là đường đất đen và các bờ kè của người dân. Ước tính thiệt hại lên đến hơn 19,3 tỉ đồng.

Chỉ sau một đêm, nhiều tuyến lộ, bờ kè của người dân bỗng dưng “biến mất”

Chỉ sau một đêm, nhiều tuyến lộ, bờ kè của người dân bỗng dưng “biến mất”

Sạt lở làm sụp mặt lộ, người dân phải bắc thang leo lên nhà 

Sạt lở làm sụp mặt lộ, người dân phải bắc thang leo lên nhà

Ông Nguyễn Thanh Tùng - chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau - cho biết sạt lở đang diễn ra gay gắt và có thể đạt cao điểm vào những ngày tới đây khi mùa mưa bắt đầu. 

Nước mưa sẽ theo các khe nứt có sẵn làm mềm đất và nhiều khu vực nền đất yếu sẽ tuột xuống sông.

Đường đến trường của các em nhỏ trở nên gian nan hơn  

Đường đến trường của các em nhỏ trở nên gian nan hơn

Tranh thủ nước cạn, người dân xuống sông xây dựng bờ kè chống sạt lở

Tranh thủ nước cạn, người dân xuống sông xây dựng bờ kè chống sạt lở

Ông Lê Văn Sử - phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - thông tin thêm, địa phương đang thực hiện nhiều giải pháp như cắt tỉa cành nhánh cây xanh để giảm tải sự rung lắc gây ra sạt lở, hạn chế tải trọng xe lưu thông đối với những khu vực có nguy cơ sạt lở cao.

Ngoài ra, các tổ chức đoàn thể và lực lượng tại địa phương đẩy nhanh tiến độ sửa chữa những điểm sạt lở nhỏ, đặt các biển cảnh báo để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Về lâu dài, vùng ngọt huyện Trần Văn Thời cần đầu tư đồng bộ hơn hệ thống thủy lợi.

Đội dân quân tự vệ ấp Rạch Cui, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời giúp dân gia cố lại con lộ 

Đội dân quân tự vệ ấp Rạch Cui, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời giúp dân gia cố lại con lộ

Khô hạn, sạt lở làm chia cắt nhiều tuyến lộ giao thông nông thôn, người dân đi lại rất khó khăn, một số nơi người dân không thể đi xe được. 

Một số tuyến đường thương lái vô thu mua lúa đông xuân của người dân không được, nên giá lúa giảm so với vùng khác hơn 1.000 đồng/kg.

Kênh rạch cạn nhanh làm cho nhiều phương tiện không thể vận chuyển lúa của người dân ra các điểm bán 

Kênh rạch cạn nhanh làm cho nhiều phương tiện không thể vận chuyển lúa của người dân ra các điểm bán

Nhiều người dân phải thuê xe máy chở lúa ra các điểm bán với chi phí đội lên hơn 700.000 đồng/tấn lúa

Nhiều người dân phải thuê xe máy chở lúa ra các điểm bán với chi phí đội lên hơn 700.000 đồng/tấn lúa

Ảnh: THANH HUYỀN

Tháng 2-2024, Tây Nguyên và Nam Bộ ít mưa, khô hạn kéo dàiTháng 2-2024, Tây Nguyên và Nam Bộ ít mưa, khô hạn kéo dài

Trong tháng 2-2024, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến ít mưa và khô hạn còn kéo dài.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên