26/03/2018 14:38 GMT+7

Buồn nôn và các nguyên nhân gây buồn nôn

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)
Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)

Theo y văn, buồn nôn là một trạng thái không thoải mái của dạ dày thường xảy ra trước khi nôn ra.

Buồn nôn và các nguyên nhân gây buồn nôn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: menshealthlist.com

Các nguyên nhân có thể dẫn đến buồn nôn hay nôn mửa gồm có nhiều triệu chứng của nhiều tình trạng khác nhau như:

- Say xe hay say sóng;

- Giai đoan sớm của thai nghén, xảy ra khoảng 50-90% trên tất cả bà mẹ mang thai, nôn mửa khoảng 25-55%;

- Nôn mửa do thuốc;

- Đau nặng;

- Các sang chấn về cảm xúc (chẳng hạn sợ);

- Bệnh lý của túi mật;

- Ngộ độc thức ăn;

- Nhiễm trùng (như cúm);

- Ăn quá no;

- Một phản ứng về mùi và vị;

- Cơ đau tim;

- Cơn chấn động não hay tổn thương não, u não;

- Loét;

- Một số thể loét;

- Chứng háu ăn vô độ hay các bệnh lý tâm thần kinh;

- Dị cảm về dạ dày hay tạng dạ dày rỗng chậm (một tình trạng thường nhìn thấy ở các bệnh nhân đái tháo đường);

- Nhiễm độc hay quá mức của rượu.

Nguyên nhân gây nôn rất khác nhau tùy theo nhóm tuổi. Đối với trẻ em, nôn thường kèm theo các bệnh lý nhiễm trùng virus, ngộ độc thực phẩm, dị ứng sữa, say tàu xe, ăn quá mức thức ăn hay trẻ đang bị sốt cao. Thời gian buồn nôn hay nôn có thể chỉ ra cho thấy nguyên nhân. Khi xuất hiện ngắn sau bữa ăn, buồn nôn hay nôn có thể do ngộ độc thức ăn, viêm dạ dày, loét hay chán ăn tâm thần. 

Buồn nôn hay nôn khoảng 1-8 giờ sau bữa ăn cũng có thể chỉ ra ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, một số vi khuẩn sinh ra từ thực phẩm như salmonella, có thể sinh ra triệu chứng muộn hơn.

Một số bệnh lý biểu hiện muốn nôn có tính điển hình hay đặc trưng.

Viêm dạ dày và loét tá tràng: Với những biểu hiện như buồn nôn sau khi ăn, chướng bụng hoặc có cảm giác ăn xong rất nặng nề, ợ nóng. Đôi khi, cảm thấy có gì nóng rát như lửa đốt ở vùng bụng trên lúc đói và cả ngay sau khi ăn. Phải nội soi dạ dày, xét nghiệm máu và sinh hóa, cũng như làm một thử nghiệm với các kháng thể chống lại virus Helicobacter pylori (HP) gây ra bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng. Nhưng trước hết, bạn cần phải thay đổi chế độ ăn uống và thực đơn nên tránh xa thực phẩm có chứa chất béo, cay và chua, nó sẽ giúp bạn trung hòa lại axit dư thừa ở dạ dày trong thời gian ngắn nhất.

Vấn đề về túi mật: Cảm thấy buồn nôn ngay cả trong bữa ăn vì đang cảm thấy mình đang rất no và không muốn ăn. Ngoài ra, có cảm giác đau phía bụng trên bên phải kèm theo vị đắng hay mùi kim loại trong miệng và hay ợ nóng bị đầy hơi. Để giải quyết tình trạng này bạn cần phải siêu âm và phải phụ thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ: Nó có thể là rối loạn hoạt động của túi mật do có sỏi trong đó, viêm túi mật. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải làm các xét nghiệm về gan. Nếu trong trường hợp xấu có thể phải cắt bỏ cả túi mật.

Viêm tụy: Sau khi ăn bạn cảm thấy dạ dày căng lên một cách bất thường, có thể cảm thấy tưng tức. Sau đó, thấy đau nhức âm ỉ phần bụng trên bên phải, thấy vị đắng trong miệng và cũng thấy khó chịu ở đường ruột. Có thể áp dụng cho cả dạ dày và ruột là xét nghiệm máu và sinh hóa, siêu âm bụng, kiểm tra đường huyết để ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2. Trong trường hợp này các bác sĩ cũng khuyến cáo nên dùng thuốc kháng viêm, và quan trọng nhất là bạn phải chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

Đau ruột thừa: Bạn cảm thấy buồn nôn nhưng không phải do thức ăn, thậm chí khiến bạn muốn nôn thực sự. Đầu tiên, bạn thấy nhâm nhẩm đau phần bụng trên sau đó chuyển dần xuống phần bụng dưới bên phải và hơi sốt. Khi cơn đau bắt đầu tấn công mạnh hơn thì cần gọi ngay cấp cứu, tuyệt đối không được dùng thuốc giảm đau nó sẽ khiến bác sĩ rất khó chẩn đoán. Sau đó, cần phải phẫu thuật để cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm.

Vấn đề về hệ thống tiền đình: Bạn cảm thấy buồn nôn và chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột. Các triệu chứng khác như mất thăng bằng, ù tai và rung giật nhãn cầu. Chứng bệnh này không nguy hiểm và có thể điều trị thành công, cần thiết phải xem lại sự hoạt động của các cơ quan thính giác và tiền đình. 

Huyết áp và tim: Cảm giác buồn nôn có thể đeo bám bạn cả ngày, đặc biệt là buổi sáng. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi tấn công rất nhanh, đau và có thể bị phù mặt, đỏ mặt. Nếu buồn nôn liên tục và đau ở phần bụng trên kèm theo nghẹt mũi, da xanh, hay đau ở ngực và lan ra cánh tay trái, hàm dưới thì bạn hãy chú ý đến các vấn đề về tim. Đối với những người trên 45 tuổi, cần phải hạn chế căng thẳng và suy giảm về thể lực, tinh thần để tránh những nguy cơ về bệnh tim mạch.

Viêm thận: Triệu chứng ban đầu là buồn nôn và nôn. Sau đó có thể sốt cao từ 38-40 độ C kèm theo cảm giác đau. Đầu tiên là đau âm ỉ, rồi đau kịch phát, đau lưng và có thể đi đái rắt và không tự chủ. Để giải quyết vấn đề này bạn cần xét nghiệm nước tiểu, máu và sinh hóa, siêu âm thận hoặc kiểm tra các phần của hệ nội tiết, hệ tiết niệu. Cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống, được khuyến cáo nên dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm để tránh nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí cần phải phẫu thuật để cải thiện tình hình.

Thường xuyên có cảm giác buồn nôn và không biết nguyên nhân cụ thể do đâu thì nên đi khám bác sĩ. Vì nó không chỉ là dấu hiệu của các bệnh về đường tiêu hóa mà còn là "tín hiệu" của bệnh tim mạch, thần kinh hay một số bệnh nguy hiểm khác.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên