Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
TTO - Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp được báo Tuổi Trẻ tổ chức liên tục trong 20 năm qua đã cung cấp thông tin, định hướng nghề nghiệp và tư vấn hiệu quả cho hơn 2 triệu lượt học sinh, phụ huynh và giáo viên khắp mọi miền đất nước.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, nhu cầu tư vấn hướng nghiệp, chọn trường, chọn ngành trong học sinh là rất lớn. Báo Tuổi Trẻ là đơn vị tổ chức tư vấn hướng nghiệp trong thời gian rất dài và có sức ảnh hưởng to lớn. Các chương trình tư vấn của báo tổ chức tại nhiều địa phương trên cả nước đã góp phần rất lớn trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Nhà báo Bùi Thanh - ủy viên Ban biên tập báo Tuổi Trẻ - cho biết vào những năm 2000, đến mỗi mùa tuyển sinh đại học, mỗi ngày tòa soạn nhận hàng chục thư do thí sinh và phụ huynh gửi đến với nhiều thắc mắc về việc chọn ngành, chọn trường…
"Trước thực tế đó, ngày 22-2-2002, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Viện Nghiên cứu giáo dục (Đại học Sư phạm TP.HCM) thực hiện tư vấn cho thí sinh thông qua chuyên mục mới ‘Bạn phù hợp với ngành nghề nào?’. Theo đó, thí sinh có nhu cầu gửi thư về Ban giáo dục - khoa học báo Tuổi Trẻ để được tư vấn nhanh trên báo, đồng thời, Tuổi Trẻ còn có mục ‘Giải đáp tuyển sinh 2002’, ‘Ngành học mới’, ‘Hộp thư tuyển sinh’, ‘Trắc nghiệm nguyện vọng’ để đáp ứng nhu cầu của đông đảo thí sinh trong thời điểm đó. Đây là tiền thân của chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp" - ông Bùi Thanh chia sẻ.
Ngày 2-12-2003, nhân dịp báo Tuổi Trẻ Online chính thức ra mắt, chương trình tư vấn tuyển sinh đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tham gia buổi tư vấn này, TS Nguyễn Đức Nghĩa - phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - đã dành hơn hai giờ để giao lưu, giải đáp thắc mắc của hàng trăm bạn đọc gửi về liên quan tới tuyển sinh đại học, cao đẳng 2004.
Từ buổi tư vấn đầu tiên đó, Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đi đến quyết định chính thức tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh trước mỗi mùa tuyển sinh đại học hằng năm để đáp ứng nhu cầu của đông đảo thí sinh và phụ huynh.
Và những chương trình tư vấn tuyển sinh trực tiếp đầu tiên được Tuổi Trẻ tổ chức ở một số địa phương trong năm 2004 đã thu hút cả ngàn học sinh tham dự mỗi buổi.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đánh giá cao chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - Video: VĨNH HÀ - NGUYÊN BẢO
Nhà báo Bùi Thanh cho biết thêm: "Từ những năm đầu, toàn bộ kinh phí tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ đảm nhận. Trước cơn khát thông tin của thí sinh, việc mở rộng quy mô chương trình đòi hỏi bức thiết. Ban tổ chức phải tính toán kỹ để tổ chức chương trình trên tinh thần tiết kiệm nhất nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đồng thời, phải tìm kiếm nguồn tài trợ kinh phí cho chương trình".
Học sinh vùng sâu đi ghe về dự chương trình tư vấn tuyển sinh tổ chức tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau) năm 2011
Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức tham gia tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp cùng Tuổi Trẻ. Đây cũng là lần đầu chương trình đến với học sinh thủ đô Hà Nội. GS.TSKH Bùi Văn Ga - nguyên thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - cho biết năm 2005, Chính phủ ban hành nghị quyết 14 về đổi mới căn bản giáo dục đại học, trong đó có nhiều nội dung giao quyền tự chủ cho các trường đại học, đổi mới tuyển sinh… Các trường đại học bắt đầu mở khá nhiều ngành để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
"Thời điểm đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ có cuốn ‘Những điều cần biết về tuyển sinh đại học - cao đẳng’, nhưng cuốn này không truyền tải đầy đủ thông tin về đổi mới tuyển sinh, cũng như thông tin về ngành nghề. Thí sinh chưa có đầy đủ thông tin. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo thấy rằng cần tuyên truyền rộng rãi hơn về ngành nghề cho học sinh và cần phối hợp với các đơn vị truyền thông có thế mạnh để làm việc này.
Trong đó báo Tuổi Trẻ là một cơ quan uy tín, có lượng bạn đọc rất lớn và báo cũng đã có kinh nghiệm tổ chức nhiều chương trình tư vấn tuyển sinh mấy năm trước đó, nên bộ nhận lời cùng tham gia tổ chức chương trình này với mục đích truyền tải thông tin đến học sinh trên cả nước" - GS Ga cho hay.
Theo ông Bùi Văn Ga, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng tổ chức cùng báo Tuổi Trẻ đã tăng thêm uy tín cho chương trình, huy động được lực lượng từ các sở giáo dục và đào tạo, các trường đại học cũng như học sinh tham gia. Từ đó chương trình càng thêm chất lượng, phong phú… có ý nghĩa sâu rộng, giúp học sinh và phụ huynh tiếp cận dễ dàng thông tin về ngành nghề và tuyển sinh.
Nguyên thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga nói về chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - Video: ĐOÀN NHẠN - ĐOÀN CƯỜNG
Ngược lại, với việc đồng hành cùng chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ học sinh, phụ huynh để điều chỉnh chính sách cũng như các quy định trong tuyển sinh. Đặc biệt trong những năm sau này, chương trình có nhiều ý nghĩa đối với việc thực hiện công tác đổi mới tuyển sinh của bộ.
"Tôi được phân công phụ trách giáo dục đại học nên mỗi mùa tuyển sinh tôi đều tham gia cùng Tuổi Trẻ để tổ chức các chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp ở khắp mọi miền đất nước. Ban đầu các chuyên gia của bộ chỉ có mặt một số chương trình ở các thành phố lớn nhưng sau này đã tham gia tất cả chương trình ở nhiều tỉnh thành, vùng sâu vùng xa… để chuyển tải thông tin đến học sinh.
Qua việc tham gia chương trình này, tôi nhận thấy khâu tổ chức rất chuyên nghiệp và có tinh thần cộng đồng rất cao, tinh thần trách nhiệm rất lớn. Đặc biệt, chương trình luôn được đổi mới cả về nội dung và hình thức, tận dụng sức mạnh công nghệ thông tin, các nền tảng báo chí nên hiệu quả tư vấn rất cao, tạo được sự háo hức chờ đợi của thí sinh trước mỗi mùa tuyển sinh" - ông Ga đánh giá.
Trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, chương trình năm 2021 vẫn tiếp tục mở rộng quy mô tổ chức, thu hút số lượt người tham dự các chương trình, ngày hội tăng.
Năm 2022, tình hình dịch bệnh căng thẳng, chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp không trực tiếp diễn ra tại các địa phương như mọi năm, thay vào đó ban tổ chức chủ trương chuyển qua hình thức tư vấn trên nền tảng Zoom webinar và phát trực tiếp trên các nền tảng của Tuổi Trẻ như tuoitre.vn, fanpage báo Tuổi Trẻ, Chương trình Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp trên Facebook, kênh YouTube báo Tuổi Trẻ... Trong chương trình này các thí sinh và phụ huynh có thể trực tiếp tương tác, đặt câu hỏi, trao đổi với các thầy cô trong ban tư vấn.
PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng - quyền hiệu trưởng Trường đại học Nông lâm TP.HCM - đánh giá: "Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp là chương trình có quy mô lớn nhất, sức lan tỏa rộng rãi, hình thức và nội dung tư vấn khách quan, góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng chương trình tư vấn của báo Tuổi Trẻ đều diễn ra rất thành công. Trong điều kiện dịch bệnh phức tạp hai năm qua, ban tổ chức đã thích ứng linh hoạt, an toàn nên chương trình đã rất thành công".
Trong 20 năm đồng hành cùng nhiều thế hệ học sinh Việt Nam, mỗi năm chương trình đều đến với hàng trăm ngàn học sinh nhiều tỉnh thành trong cả nước. Thông qua nhiều hoạt động, ngoài việc giúp học sinh xác định bản thân, chuyên gia tư vấn cũng lưu ý các bạn trẻ chọn lựa ngành nghề nên dựa trên các tiêu chí như sở thích, năng lực, điều kiện gia đình để phát triển tối đa bản thân trong tương lai.
Học sinh tham gia trắc nghiệm năng lực, sở thích chọn ngành nghề trên máy tính trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh tại Cần Thơ năm 2021
Anh Phạm Xuân Chiến - giám đốc một doanh nghiệp tư nhân tại TP.HCM (cựu sinh viên Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) - tâm sự: "Trước thời điểm đăng ký thi đại học, tôi vô cùng bối rối không biết phải chọn ngành, chọn trường ra sao. Tôi thích khối kỹ thuật nhưng cũng mê làm kinh doanh. Tôi đã đến tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh của báo Tuổi Trẻ, được các thầy tư vấn cặn kẽ nên tôi quyết định chọn học khối kỹ thuật. Hiện tại, tôi rất hài lòng với công việc của mình".
Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp thành công trong suốt 20 năm qua phải kể đến vai trò to lớn của các thầy cô giáo, chuyên gia là thành viên ban tư vấn. Họ đã dành rất nhiều thời gian, công sức để mang đến những thông tin bổ ích, thiết thực nhất cho thí sinh trước mùa tuyển sinh đại học và giúp các bạn có những lựa chọn tốt nhất cho tương lai.
TS Phạm Tấn Hạ - Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - tư vấn cho học sinh tỉnh Tiền Giang năm 2012
Tính đến nay đã có gần 1.000 chuyên gia đến từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các trường đại học - cao đẳng, trung cấp và các sở ban ngành nhiều địa phương trực tiếp tham gia tư vấn tại hàng trăm chương trình.
Các thế hệ thành viên ban tư vấn, nhiều người đã, đang giữ các vị trí quan trọng ở Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường đại học, như Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn…
Trong nhiều chương trình tư vấn suốt hai thập niên, không ít thầy cô, chuyên gia không ngồi ở ghế ban tư vấn. Họ đứng giữa rất đông học trò, say sưa với những giải đáp cơ hội việc làm cho mỗi nhóm ngành. Tại các ngày hội ở TP.HCM, đến 12h, TS.BS Trần Thị Minh Hạnh vẫn nán lại ở khu vực tư vấn sức khỏe, trước hàng chục đôi mắt học trò đang say sưa lắng nghe. Hay thầy Đinh Phương Duy luôn ngồi lắng nghe ưu tư của từng học sinh, phụ huynh.
Kết thúc các buổi tư vấn ở nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa, thầy Huỳnh Thanh Hùng, thầy Trần Thế Hoàng, thầy Phạm Tấn Hạ, thầy Lê Văn Hiển, thầy Đỗ Văn Dũng… vẫn nhiệt tình giải đáp thắc mắc ngành nghề cho học sinh đến muộn.
Trước mùa tuyển sinh hằng năm, chương trình tư vấn thường diễn ra trong suốt gần ba tháng, khi đó nhiều thầy cô trong ban tư vấn đã miệt mài trên những chuyến tàu xe xuôi ngược Bắc - Nam. Ở đó, họ là những chuyên gia gỡ rối mọi thắc mắc ngành nghề. Họ là những người luôn nán lại sau mỗi chương trình để trả lời đến tận những câu hỏi cuối cùng của học trò. Ít ai biết rằng họ đã hy sinh tất cả những ngày nghỉ cuối tuần, vượt hàng nghìn cây số ra Bắc rồi rong ruổi hàng trăm cây số trên ô tô để đến với các buổi tư vấn.
Nhiều quyết định quan trọng về việc đổi mới nội dung và hình thức tổ chức chương trình nảy sinh ngay từ các cuộc họp "nóng" giữa các thành viên ban tổ chức và các thầy cô diễn ra ngay trên các chuyến tàu di chuyển từ TP.HCM ra các tỉnh miền Trung.
TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - chia sẻ: "Tôi được đồng hành cùng báo Tuổi Trẻ từ những ngày đầu tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp cho đến nay đã 20 năm. Thật sự đây là điều may mắn với cá nhân tôi cũng như các thầy cô trong ban tư vấn. Chúng tôi đã đến rất nhiều nơi từ những vùng sâu, vùng xa, hải đảo… Đến những nơi đó mới có thể hiểu được sự thiếu thốn thông tin của học sinh, các em cần thông tin đến mức nào".
Cựu học sinh Dương Kiều Diễm nói về chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - Video: BẢO DUY
Theo thầy Hạ, để đem đến thông tin cho thí sinh, làm sao để các bạn hiểu và lựa chọn được ngành nghề mình mong muốn cũng như phù hợp với năng lực, sở thích, hoàn cảnh gia đình và cơ hội việc làm sau này là không dễ dàng. "Người làm tư vấn phải giúp các em nhận ra tố chất, năng lực của mình để nuôi dưỡng và thắp lửa cho những ước mơ đó. Điều này góp phần khẳng định thương hiệu và uy tín của chương trình tư vấn của Tuổi Trẻ" - thầy Hạ nhận định.
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận