27/10/2021 13:46 GMT+7

Bảo hiểm xã hội Việt Nam áp dụng công nghệ, giảm thời gian thanh tra, tăng thu hồi nợ

HÀ QUÂN
HÀ QUÂN

TTO - Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhận định việc thu hồi, giảm nợ đóng bảo hiểm chuyển biến tích cực khi áp dụng công nghệ thông tin vào chức năng thanh tra chuyên ngành.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam áp dụng công nghệ, giảm thời gian thanh tra, tăng thu hồi nợ - Ảnh 1.

Thanh tra chuyên ngành của ngành BHXH Việt Nam tại cơ sở - Ảnh: BHXH Việt Nam

Bảo hiểm xã hội Việt Nam dẫn chứng năm 2015, khi chưa được giao thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm thì số nợ toàn quốc là hơn 7,7 nghìn tỉ đồng, tương ứng 3,74% tổng số kế hoạch phải thu.

Tới giai đoạn 2016 - 2019, số nợ qua các năm giảm dần lần lượt là 2,7%; 2,2%; 1,7% và 1,6% so với tổng số phải thu theo kế hoạch Chính phủ giao. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tỉ lệ này có tăng trở lại vài năm 2020.

Nguyên nhân của kết quả tích cực nêu trên là từ 1-1-2016, cơ quan này được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng Bảo hiểm xã hội bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phát hiện, xử lý và yêu cầu khắc phục trên 240.000 trường hợp sai phạm về đối tượng, mức đóng với số tiền phải truy thu là 664 tỉ đồng (chưa bao gồm tiền lãi). Bên cạnh đó, ngành Bảo hiểm xã hội còn xử phạt hoặc kiến nghị xử phạt hơn 2.100 vụ việc với số tiền phạt là 114,5 tỉ đồng.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong năm 2020, việc đổi mới, áp dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát hiện trên 35.000 trường hợp sai phạm, số tiền phải truy thu là 148 tỉ đồng và hiện đã thu hồi số tiền hơn 1.400 trong số gần 2.000 tỉ đồng nợ của các đơn vị được thanh tra (tỉ lệ thu hồi nợ là 73,2%).

Trong giai đoạn 2016 - 2020, số đơn vị vi phạm được phát hiện, xử lý bằng 120% so với giai đoạn 2011 - 2015 và số tiền yêu cầu truy thu bằng 451% so với giai đoạn 2011-2015 khi chỉ thực hiện kiểm tra thông thường.

Thực tế chỉ rõ trong giai đoạn 2011 - 2015, nhiều đơn vị chây ì, không khắc phục số tiền nợ khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Đến giai đoạn 2016-2020, qua thanh tra chuyên ngành, các đơn vị đã khắc phục xấp xỉ 9 nghìn tỉ đồng nợ (tương đương 70% tổng số tiền nợ của các đơn vị được thanh tra).

Cơ quan này cũng kiến nghị khởi tố 354 vụ việc trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến tháng 9-2021. Hiện, cơ quan điều tra đã thụ lý, đang trong quá trình xem xét 157. Có 6 vụ đã có quyết định khởi tố.  

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ngành có lực lượng trên 2.500 người có trình độ, kĩ năng tốt và ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích dữ liệu. Từ đó, lực lượng chức năng có thể đánh giá, xác định dấu hiệu lạm dụng, trục lợi và các hành vi vi phạm pháp luật. 

Thống kê của cơ quan này cho thấy với phương pháp thanh tra, kiểm tra thủ công cần 20 giờ làm việc (tương đương 2,5 ngày) tại mỗi đơn vị sử dụng lao động. Tuy nhiên từ khi áp dụng công nghệ thông tin, thời gian làm việc tại đơn vị chỉ còn 10,5 giờ (tương đương 1 ngày làm việc).

Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng được thể hiện qua hệ thống hệ thống Chatbot hỗ trợ trả lời chính sách Bảo hiểm xã hội, BHYT tự động bằng AI, tự động tương tác với người dùng, cung cấp thông tin đóng, hưởngBảo hiểm xã hội, BHYT; tương tác với người dân trên mạng xã hội Facebook…

Cơ quan nào được phép yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân của người mua bảo hiểm? Cơ quan nào được phép yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân của người mua bảo hiểm?

TTO - Đại biểu Quốc hội đề nghị cần xem xét kỹ nội dung 'xúi giục, ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm' trong dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) khi cho rằng đây là quy định không rõ ràng.

HÀ QUÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên