08/11/2022 16:23 GMT+7

Báo cáo phương án điều chỉnh tăng chi phí định mức trong giá xăng dầu kỳ điều hành 11-11

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam có thể sẽ được điều chỉnh do có biến động, trong khi chi phí premium trong nước và các chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng được đánh giá là không có nhiều biến động.

Báo cáo phương án điều chỉnh tăng chi phí định mức trong giá xăng dầu kỳ điều hành 11-11 - Ảnh 1.

Điều chỉnh chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở trên cơ sở báo cáo của doanh nghiệp có thể được thực hiện trong kỳ điều hành ngày 11-11 - Ảnh: N.PHƯỢNG

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái liên quan đến đề xuất trước đó của Bộ Tài chính trong báo cáo gửi Thủ tướng về rà soát, điều chỉnh chi phí định mức trong giá cơ sở xăng dầu.

Theo đó, Bộ Tài chính được giao theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Bộ Công Thương bám sát diễn biến thị trường để chủ động tính toán, xem xét và quyết định điều chỉnh các loại chi phí liên quan, đảm bảo không để đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong nước, cũng như không để xảy ra trục lợi, buôn lậu...

Trước đó, Bộ Tài chính cho biết trên cơ sở báo cáo của 28/34 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu về chi phí trong giá cơ sở xăng dầu, Bộ Tài chính đã rà soát các khoản chi phí và lấy ý kiến Bộ Công Thương dự kiến phương án điều chỉnh. Bộ Công Thương đã cơ bản nhất trí việc áp dụng điều chỉnh chi phí này vào kỳ điều hành giá ngày 11-11 tới.

Từ sau khi chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam được điều chỉnh ngày 10-7, qua báo cáo của các doanh nghiệp cho thấy các chi phí này tăng. Tăng cao nhất là xăng khoáng A92 pha chế xăng E5RON92 là 83%, RON95 là 78% và dầu diesel là 28%, dầu hỏa là 61%. Mức tăng này cũng có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp nhập khẩu (chỉ có 12 thương nhân đầu mối nhập khẩu).

Trên cơ sở đó, dự kiến điều chỉnh tăng chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam sẽ dao động từ gần 300 - 560 đồng với xăng và từ trên 150 - trên 650 đồng với các mặt hàng dầu. Như vậy, việc điều chỉnh tăng chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về như trên, trong trường hợp các yếu tố đầu vào không thay đổi, thì sẽ tác động làm tăng giá cơ sở với tất cả các mặt hàng.

Trong đó, mặt hàng xăng E5RON92 và dầu diesel có mức tăng giá cơ sở thấp nhất là dưới 50 đồng/lít, xăng RON95 gần 150 đồng/lít và dầu hỏa có mức tăng cao nhất với trên 720 đồng/lít.

Đối với premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng, chi phí định mức, Bộ Tài chính cho hay căn cứ kết quả rà soát theo báo cáo của 28/34 doanh nghiệp đầu mối cho thấy không có biến động bất thường. Vì vậy Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Công Thương tiếp tục rà soát và công bố vào kỳ tiếp theo theo đúng quy định.

Trước đó, Bộ Tài chính đã thực hiện điều chỉnh hai lần với chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, 2 lần với premium trong nước (yếu tố điều chỉnh giá tham chiếu là giá platts) và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng.

Trong khi đó, chi phí kinh doanh định mức cũng được Bộ Tài chính rà soát và điều chỉnh vào ngày 30-6. Theo bộ này, chi phí kinh doanh xăng dầu hằng năm tương đối ổn định, phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

Tuy vậy, Bộ Tài chính cho rằng việc rà soát các khâu phân phối, chi phí trung gian cũng là biện pháp cần thiết để giảm chi phí kinh doanh xăng dầu.

Điều hành quỹ bình ổn xăng dầu ‘có vấn đề’, đại biểu Quốc hội tranh luận bỏ hay giữ quỹ? Điều hành quỹ bình ổn xăng dầu ‘có vấn đề’, đại biểu Quốc hội tranh luận bỏ hay giữ quỹ?

TTO - Chiều 7-11, Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật giá (sửa đổi), trong đó nhiều đại biểu đã nêu quan điểm về việc có nên tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Trong tờ trình, Chính phủ đề xuất trước mắt chưa bỏ quỹ này.

NGỌC AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên