19/01/2013 11:18 GMT+7

Bà Clinton "phản đối hành động đơn phương chống Nhật Bản"

ĐỨC TOÀN
ĐỨC TOÀN

TTO - Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phản đối “bất kỳ hành động đơn phương nào gây tổn hại đến sự quản lý của Nhật Bản” đối với quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư.

Ông Abe: "Tuyên bố chủ quyền Senkaku của Trung Quốc phi pháp”"Nếu Nhật bắn một phát đạn, Trung Quốc sẽ phản công”

gRagvuor.jpgPhóng to
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton - Ảnh: Reuters

Phát biểu trên của bà Clinton được đưa ra trong buổi họp báo chung với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 18-1. Ông Kishida đến Washington để chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ sắp tới của Thủ tướng Shinzo Abe vào tháng 2.

Bà Clinton nói: “Mỹ luôn khẳng định giữ vai trò trung lập đối với vấn đề chủ quyền ở quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, nhưng Chính phủ Mỹ công nhận quần đảo thuộc về sự quản lý của chính quyền Nhật Bản” nên được bảo vệ theo một hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.

Bà Clinton nói: “Chúng tôi muốn Nhật Bản và Trung Quốc giải quyết vấn đề này thông qua đối thoại. Chúng tôi không muốn bất kỳ hành động đơn phương nào có thể gây ra căng thẳng hoặc một tính toán sai lầm sẽ làm suy yếu hòa bình, an ninh và tăng trưởng kinh tế trong khu vực này”.

AFP cho biết người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản Masaru Sato nói với các phóng viên ở Washington rằng: "Trung Quốc đã tăng tần suất và quy mô các hành động khiêu khích lên đáng kể. Họ đang muốn thay đổi trật tự hiện tại bằng vũ lực hoặc đe dọa”.

Tại buổi họp báo ở Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Kishida cũng khẳng định quan hệ với Bắc Kinh “là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất” đối với Nhật Bản. “Nhật Bản sẽ không lùi bước và luôn duy trì quan điểm cơ bản rằng quần đảo Senkaku là lãnh thổ của Nhật Bản. Tuy nhiên chúng tôi sẽ phản ứng điềm tĩnh chứ không gây hấn như Trung Quốc” - Ngoại trưởng Kishida nói.

Ông Kishida cũng hoan nghênh sự ủng hộ của bà Clinton và cho rằng hiệp ước an ninh “sẽ chống lại bất kỳ hành động đơn phương nào xâm phạm đến các quyền quản lý của Nhật Bản”.

Trong diễn biến khác, ba tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào hải phận Nhật Bản xung quanh quần đảo tranh chấp vào sáng nay 19-1. Ngay lập tức một tàu của cảnh sát biển Nhật Bản đã đến ngăn chặn và yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực này.

ĐỨC TOÀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên