Bữa sáng với 2 miếng xúc xích, 2 lát thịt hun khói có thể chứa khoảng 130g thịt đỏ - Ảnh: The Guardian
Có 475.581 người ở độ tuổi từ 40 - 69 đã được khảo sát về tần suất thực phẩm. 175.302 người đã được đo lại khẩu phần ăn. Trong thời gian theo dõi 5 - 7 năm, 2.609 trường hợp ung thư đại trực tràng đã được phát hiện.
Đối với thịt đỏ, tỉ lệ nguy cơ ung thư đại trực tràng là 1,15 ở những người tiêu thụ trung bình 54g/ngày so với những người tiêu thụ trung bình 8g/ngày (và nếu tăng thêm 50g/ngày, nguy cơ tăng thêm 1,18).
Đối với thịt chế biến, tỉ lệ nguy cơ là 1,19 ở những người tiêu thụ 29g/ngày so với những người tiêu thụ trung bình 5g/ngày.
Năm 2015, Cơ quan Nghiên cứu ung thư (IARC) của WHO đã phân loại thịt chế biến là chất gây ung thư cho người (nhóm 1) trên cơ sở đủ bằng chứng về ung thư đại trực tràng, dạ dày. IARC cũng đã phân loại thịt đỏ có khả năng gây ung thư cho con người (nhóm 2A).
Dữ liệu liên quan cho thấy bằng chứng mạnh mẽ về tác động gây ung thư đại trực tràng cũng như ung thư tuyến tụy và tiền liệt tuyến.
Viện Nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ và Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới cũng công bố một số báo cáo trong vòng 10 năm qua về ảnh hưởng của chế độ ăn uống, dinh dưỡng và hoạt động thể chất đối với nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Nghiên cứu gần đây được công bố vào năm 2017 cho thấy tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, vì có thể uống thêm ≥ 2 đồ uống chứa cồn mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu kết luận, người ăn thịt đỏ và thịt chế biến ≥ 4 lần mỗi tuần có nguy cơ phát triển ung thư đường tiêu hóa cao hơn những người ăn ít hơn 2 lần mỗi tuần.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận