![]() |
Sóng thần đánh vào bờ biển Thái Lan năm 2004 - Ảnh: Bangkok Post |
Theo báo Times of India, hai năm trước Tổ chức Hệ thống cảnh báo sớm thảm họa khu vực châu Phi và châu Á (RIMES) đã nhóm họp ở Bangkok (Thái Lan). Ấn Độ và các nước ven biển Đông là thành viên của RIMES.
Tháng 12-2004, một trận động đất mạnh hơn 9 độ Richter ngoài khơi tỉnh Aceh của Indonesia đã gây cơn sóng thần khổng lồ trên Ấn Độ Dương, cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người tại Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan và các nước khác. |
Tại đây, các nước đã đề nghị Ấn Độ xây dựng một hệ thống cảnh báo sóng thần trên biển Đông. Và New Delhi đã quyết định thực hiện dự án này. Hiện tại, Ấn Độ đã triển khai Hệ thống cảnh báo sớm sóng thần Ấn Độ (ITEWS) ở Hyderabad để xử lý dữ liệu.
“Với ITEWS, chúng tôi kiểm tra các dữ liệu và thông tin về địa điểm, thời gian sóng thần có thể xảy ra” - ông Shailesh Nayak thuộc Bộ Khoa học Trái đất Ấn Độ (MoES) cho biết. Bước kế tiếp là triển khai các thiết bị trên biển Đông để theo dõi sự thay đổi của mực nước biển trong trường hợp động đất và sóng thần xảy ra.
“Chúng tôi sẽ lắp đặt các thiết bị này trên biển Đông và công việc này đòi hỏi sự hỗ trợ của các nước ven biển Đông. Vị trí của các thiết bị này là rất quan trọng, không được quá gần hay quá xa các đường nứt gãy” - ông Nayak cho biết.
Dự kiến hệ thống cảnh báo sóng thần của Ấn Độ trên biển Đông sẽ hoàn thành sau 10 tháng nữa. Hiện Trung Quốc cũng đang có kế hoạch triển khai một hệ thống cảnh báo sớm sóng thần trên biển Đông.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận