Tuy nhiên, theo AFP, ông Khurshid cũng không quên nhắc lại lời chỉ trích giới chức Mỹ về “cách cư xử phi lý và không thể chấp nhận được”.
Người biểu tình Indonesia ném trứng vào Đại sứ quán ÚcQuan chức ngoại giao Hà Lan bị đánh đập ở Nga
Phóng to |
Biểu tình chống Mỹ đã lan rộng ở Ấn Độ. Hôm qua, cảnh sát thành phố Hyderabad buộc phải trấn áp đoàn biểu tình thuộc Liên đoàn Sinh viên Ấn Độ - Ảnh: Reuters |
Trước đó, như Reuters cho biết, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nói chuyện với cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Shivshankar Menon nhằm làm giảm căng thẳng sau vụ bắt giữ bà Khobragade. Ông Kerry nói lấy làm tiếc về vụ việc và hi vọng điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước.
Bà Khobragade năm nay 39 tuổi, bị bắt hồi tuần trước với cáo buộc khai báo thông tin giả mạo khi xin thị thực cho người giúp việc cũng mang quốc tịch Ấn Độ.
Vụ việc cũng làm dấy lên câu hỏi về tính phức tạp của hệ thống miễn trừ ngoại giao. Theo CNN, luật sư của bà Khobragade cho rằng bà được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao đầy đủ. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ lại nói quyền miễn trừ đối với những thành viên ở cấp lãnh sự như bà Khobragade là “khá hạn chế” và không áp dụng với tội mà bà đang bị cáo buộc.
Hiện bà được tại ngoại sau khi đóng tiền bảo lãnh. Reuters cho biết phía Ấn Độ đã bổ nhiệm bà Khobragade vào ngoại giao đoàn Ấn Độ ở Liên Hiệp Quốc để đảm bảo bà được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao tuyệt đối.
Công tố viên Mỹ Preet Bharara, người phụ trách vụ việc, đã lên tiếng làm rõ một số thông tin mà ông nói là sai lệch trong vụ bắt giữ bà Khobragade. Ông khẳng định bà này bị bắt theo cách “kín đáo nhất” có thể và không bị còng tay. Ông Bharara cũng nói bà Khobragade được một nhân viên nữ khám người ở một nơi riêng tư.
Theo Reuters, năm ngoái, một nhân viên của Tòa lãnh sự Ấn Độ ở New York cũng bị phạt gần 1,5 triệu USD vì cưỡng bức lao động đối với người giúp việc của mình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận