Thứ 4, ngày 6 tháng 7 năm 2022
84 nước nghèo nhất thế giới phải chờ đến 2024 mới được tiêm vắcxin COVID-19?
TTO - Nhiều nước phát triển sẽ tiêm ngừa COVID-19 cho phần lớn dân số vào cuối năm nay, tuy nhiên các nước nghèo phải cần đến 2024 hoặc lâu hơn để làm điều đó, theo một báo cáo của cơ quan nghiên cứu kinh tế Economist Intelligence Unit (EIU).

Tại quốc gia có dân số lớn trải rộng như Ấn Độ, việc tiêm ngừa cho những người ở các khu vực xa xôi sẽ là thách thức lớn - Ảnh: REUTERS
Tờ Guardian ngày 27-1 dẫn dự báo của EIU cho biết các nước như Anh, Mỹ, Israel và các thành viên Liên minh châu Âu sẽ đạt được "độ bao phủ tiêm ngừa diện rộng" - tức tiêm ngừa cho các nhóm ưu tiên, dễ tổn thương và hầu hết dân số - vào cuối năm 2021.
Nhóm các nước phát triển còn lại theo sau sẽ đạt mục tiêu tiêm ngừa vào giữa năm 2022 và tiếp đó là nhóm các nước đang phát triển vào cuối năm đó.
Tuy nhiên, theo EIU, 84 quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ không có đủ vắc xin COVID-19 cho đến năm 2023. Vấn đề thiếu hụt vắc xin sẽ kéo dài trong nửa đầu của thập kỷ này.
"Nó sẽ định hình bức tranh chính trị và kinh tế toàn cầu, du lịch và hầu như mọi thứ", tác giả báo cáo, Agathe Demarais, nhận định.
Cuối năm ngoái, ánh sáng cuối đường hầm đã mở ra sau khi nhiều loại vắc xin được tuyên bố an toàn và có hiệu quả cao. Nhưng trong khi đó, tình hình bùng phát dịch bệnh tại nhiều quốc gia dự kiến sẽ kéo dài thêm một năm nữa.
Dự báo của EIU dựa trên phân tích các yếu tố thỏa thuận về vắc xin, nguồn cung và sản xuất, cũng như hạ tầng triển khai tiêm ngừa và sự tin tưởng của người dân, tại khoảng 200 quốc gia.
Trở ngại lớn nhất của quá trình tiêm ngừa là đảm bảo các thành phần vắc xin, hạn chế trong sản xuất, chậm giao hàng, cơ sở hạ tầng y tế kém ở một số quốc gia và thiếu nhân viên y tế được đào tạo cho việc tiêm ngừa…
Ở các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc, với dân số lớn nằm rải rác trên các vùng đất rộng lớn, việc tiếp cận tất cả mọi người ở những vùng xa xôi nhất không phải là điều dễ dàng. Trong khi đó, tại Nhật Bản, sự hoài nghi cao của người dân đối với vắc xin sẽ khiến nước này khó đạt được mục tiêu tiêm ngừa trong năm nay.
Báo cáo của EIU cũng nghi ngờ dự báo của Covax, một liên minh chia sẻ vắc xin toàn cầu, rằng họ sẽ cung cấp đủ liều trong năm nay cho 27% dân số ở các nước thành viên, bao gồm hơn 92 nước có thu nhập thấp hơn. Chương trình này dự kiến phân phối vắc xin vào tháng tới và sẽ công bố đợt phân bổ đầu tiên ở mỗi quốc gia trong tuần này.
Trong khi đó, EIU dự báo việc phân phối vắc xin không đồng đều có thể gây thiệt hại đến 9 tỉ USD cho GDP toàn cầu trong năm nay qua khi làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng ở các quốc gia chưa được tiêm ngừa, nơi cuộc sống bình thường vẫn chưa trở lại.
-
TTO - Sau khi chuyển nhượng toàn bộ vốn góp với giá trị hơn 1.600 tỉ đồng, Công ty CP Vinhomes sẽ không còn sở hữu cổ phần và không còn là công ty mẹ của Công ty CP Vinpearl Landmark 81.
-
TTO - Trận mưa chiều tối 5-7 đã khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm (Hà Nội)... bị ngập nặng. Ghi nhận cho thấy đến giữa đêm nhiều người vẫn phải "chôn chân" giữa đường.
-
TTO - Khoảng 15h45, anh Dương Văn L. (ở xã Mông Ân, huyện Bảo Lâm) cùng các anh Dương Văn Q., Lý Văn P., chị Phùng Thị N. và Triệu Thị K. (cùng ở Mông Ân) đang xúc cát bên bờ suối thuộc địa bàn thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm thì lũ bất ngờ ập đến.
-
TTO - Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal nói công cuộc tái thiết có thể cần đến 750 tỉ USD. Để chi trả số tiền này, ông Shmyhal đề xuất lấy số tài sản của Nga bị đóng băng ở nước ngoài, hiện vào khoảng 300 đến 500 tỉ USD.
-
TTO - Phát biểu tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM chiều 5-7, Bí thư Nguyễn Văn Nên đã xin lỗi lực lượng tuyến đầu khi TP chậm khen thưởng. Ông cho rằng đây là việc "vừa buồn vừa hổ thẹn" và yêu cầu khắc phục nhanh.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận