28/12/2003 14:00 GMT+7

Yên Bái: Lai tạo thành công giống ngựa F1 Caradin Nga với ngựa Việt Nam

Theo TTXVN
Theo TTXVN

4 con ngựa đực giống F1 Cabardin Nga đạt tiêu chuẩn giống của Viện Chăn nuôi Quốc gia, trọng lượng mỗi con từ 260 đến 270 kg được giao nuôi tại 4 hộ gia đình dân tộc H.Mông theo quy trình hướng dẫn cách nuôi dưỡng, chăm sóc, chế biến thức ăn, phòng chống dịch bệnh... đó là kết quả sau năm Yên Bái thực hiện tốt đề tài khoa học “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo đàn ngựa địa phương tại huyện Mù Cang Chải bằng ngựa đực F1 Cabardin Nga lai tạo với ngựa cái Việt Nam“.

0aLb0HSd.jpgPhóng to
4 con ngựa đực giống F1 Cabardin Nga đạt tiêu chuẩn giống của Viện Chăn nuôi Quốc gia, trọng lượng mỗi con từ 260 đến 270 kg được giao nuôi tại 4 hộ gia đình dân tộc H.Mông theo quy trình hướng dẫn cách nuôi dưỡng, chăm sóc, chế biến thức ăn, phòng chống dịch bệnh... đó là kết quả sau năm Yên Bái thực hiện tốt đề tài khoa học “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo đàn ngựa địa phương tại huyện Mù Cang Chải bằng ngựa đực F1 Cabardin Nga lai tạo với ngựa cái Việt Nam“.

Đề tài này được Phòng Chăn nuôi và Thủy sản Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái thực hiện trong hai năm 2002-2003. Đề tài được thực hiện tại xã Nậm Có huyện Mù Cang Chải với tổng kinh phí 120 triệu đồng. Đây là đề tài nhằm xác định khả năng sinh trưởng, phát triển và nâng cao năng lực vận tải của ngựa lai F2, góp phần tăng hiệu quả chăn nuôi ngựa cho người dân vùng cao, từng bước chuyển dịch cơ cấu trong ngành chăn nuôi.

4 con ngựa đực giống F1 Cabardin Nga đạt tiêu chuẩn giống của Viện Chăn nuôi Quốc gia, trọng lượng mỗi con từ 260 đến 270 kg được giao nuôi tại 4 hộ gia đình dân tộc H.Mông theo quy trình hướng dẫn cách nuôi dưỡng, chăm sóc, chế biến thức ăn, phòng chống dịch bệnh... Kết quả cho thấy 4 con ngựa đực giống này đã được nuôi thích nghi với vùng sinh thái và điều kiện chăn thả tại vùng núi cao của địa phương, sinh trưởng và phát triển bình thường.

Bằng phương pháp thụ tinh trực tiếp với ngựa cái địa phương, đến nay 40 con ngựa cái đã chửa, trong đó 21 con ngựa lai F2 đã ra đời. Ngựa lai F2 có nhiều ưu điểm: ngoại hình cân đối, màu sắc đẹp, tầm vóc cao, thể trọng lớn hơn ngựa địa phương, sức sản xuất bền bỉ, khả năng chống bệnh tốt và dễ nuôi dưỡng.

Thành công này mở triển vọng áp dụng rộng rãi cải tạo đàn ngựa địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Từ lâu con ngựa đã gắn bó mật thiết với đời sống lao động và tinh thần cũng như cung cấp thực phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Yên Bái. Nhưng giống ngựa của địa phương có tầm vóc nhỏ, trọng lượng thấp, khả năng thồ yếu cùng với điều kiện chăm sóc quảng canh nên đàn ngựa của địa phương trong thời gian qua có hiện tượng suy thoái.

Theo TTXVN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên