06/05/2019 17:52 GMT+7

Xử lý bạo lực học đường không chỉ là về thể chất mà còn về tinh thần

MAI HOA - TIẾN LONG
MAI HOA - TIẾN LONG

TTO - Phó giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM giãi bày tại buổi tiếp xúc của đại biểu Quốc hội TP.HCM với cử tri quận 1 chiều 6-5.

Xử lý bạo lực học đường không chỉ là về thể chất mà còn về tinh thần - Ảnh 1.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân trò chuyện cùng cử tri quận 1 - Ảnh: TỰ TRUNG

Dự buổi tiếp xúc cử tri có các đại biểu Nguyễn Thiện Nhân - bí thư Thành ủy TP.HCM, Trần Lưu Quang - phó bí thư thường trực Thành ủy, Lâm Đình Thắng - phó bí thư thường trực Quận ủy quận Bình Thạnh, Ngô Tuấn Nghĩa - thiếu tướng, chính ủy Bộ Tư lệnh TP.HCM.

Cử tri Nguyễn Thị Kim Sáu (phường Bến Thành) nêu ý kiến rằng các vụ gian lận điểm thi ở Sơn La, Hòa Bình vừa qua, nếu mức kỷ luật chỉ dừng lại ở hình thức đuổi học là chưa đủ. 

"Chúng tôi đề nghị Quốc hội giám sát chặt chẽ hơn, Bộ Giáo dục - đào tạo cần xử lý nghiêm các hành vi gian lận" - cử tri Kim Sáu nói.

Trả lời ý kiến này, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết không chỉ ngành giáo dục mà Thủ tướng cũng yêu cầu phải làm rõ động cơ, chứng cứ, cha mẹ can thiệp ở góc độ nào... 

Nếu họ gây áp lực từ vị trí công việc của mình thì là lợi dụng chức vụ quyền hạn, còn nếu gây áp lực, đưa tiền thì là hối lộ. Ông Nhân cho biết cơ quan hữu quan sẽ làm rõ trách nhiệm vai trò của cha mẹ và xử lý nghiêm.

Xử lý bạo lực học đường không chỉ là về thể chất mà còn về tinh thần - Ảnh 2.

Phó giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết quy định xử lý bạo lực học đường đã có từ năm 1988, rất cũ - Ảnh: TỰ TRUNG

Cử tri quận 1 cũng đặt câu hỏi về giải pháp với tình trạng bạo lực học đường hiện nay, cho rằng ngành giáo dục đã đưa ra nhiều giải pháp nhưng không đủ sức răn đe.

Ông Nguyễn Văn Hiếu - phó giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM - thừa nhận tình trạng bạo lực học đường gia tăng ở các tỉnh thành không chỉ là về thể chất mà còn bạo lực tinh thần. 

Theo ông Hiếu, hiện nay giải pháp chủ yếu vẫn là tăng cường giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm sâu sát hơn với học sinh, nhà trường phối hợp với gia đình.

Còn các hình thức xử lý như phê bình, nặng nhất là đuổi học một năm, theo ông Hiếu là thực hiện theo quy định tại thông tư 08/1988, đã rất cũ, nhưng không thể thực hiện khác vì đây là quy định của pháp luật.

Về việc này, Bí thư Thành ủy cho rằng vai trò đầu tiên là của phụ huynh, hai là trách nhiệm của thầy cô trên lớp, ba là hoạt động Đoàn - Đội tăng cường giao lưu tập thể, sinh hoạt cùng nhau sẽ bớt căng thẳng hơn.

25 văn bản chống bạo lực học đường nhưng bạo lực vẫn... tăng, làm sao? 25 văn bản chống bạo lực học đường nhưng bạo lực vẫn... tăng, làm sao?

TTO - Bộ GD-ĐT đã ban hành đến 25 văn bản liên quan tới phòng chống bạo lực học đường nhưng tình trạng mất an toàn và bạo lực học đường vẫn gia tăng, thậm chí xuất hiện những vụ việc có mức độ nghiêm trọng.

MAI HOA - TIẾN LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên