Thứ 4, ngày 17 tháng 8 năm 2022
Xu hướng hạn chế xét nghiệm PCR khi số ca nhiễm COVID-19 tăng
Một số nơi tại châu Âu đã hạn chế các xét nghiệm PCR, dù biến thể Omicron bùng phát do lo ngại hệ thống y tế quá tải.

Xét nghiệm COVID-19 bằng que thử tại Anh ngày 12/12/2021. Ảnh: gavi.org
Đối mặt với hàng chục nghìn người muốn xét nghiệm PCR hàng ngày và số lượng nguồn cung vẫn còn gặp khó khăn, Cơ quan y tế công cộng tỉnh đông dân thứ hai của Canada - Quebec ngày 5/1 cho biết sẽ dừng việc xét nghiệm đại trà để phát hiện người nhiễm COVID-19.
Các xét nghiệm PCR sẽ chỉ dành riêng cho những người ở những nơi có nguy cơ cao như bệnh viện, cơ sở điều dưỡng, nhà tù và nơi tạm trú cho người vô gia cư.
Tiến sĩ Marie-France Raynault, Cố vấn chiến lược cấp cao của Cơ quan y tế cộng đồng Quebec cho biết, các cộng đồng dân cư khu vực phía Bắc và vùng sâu, vùng xa cũng sẽ được ưu tiên.
Chỉ riêng ngày 4/1, gần 47.000 người đã tiến hành xét nghiệm PCR ở Quebec, gây quá tải đối với các phòng xét nghiệm và nhân viên y tế.
Bà Raynault lưu ý: 'Chúng tôi có công suất xét nghiệm khoảng 30.000 trường hợp/ngày, nhưng vào tuần trước, Quebec đã có gần 60.000 trường hợp mỗi ngày, điều này không thể kéo dài'.
Cơ quan Y tế công cộng Quebec cũng khuyến khích mọi người sử dụng các xét nghiệm nhanh khi có thể và tự cách ly nếu họ đang có các triệu chứng nhiễm COVID-19.
Tiến sĩ Catherine Hankins, Giáo sư về sức khỏe cộng đồng và dân số tại Đại học McGill, cho biết việc hạn chế xét nghiệm PCR là một quyết định thực tế. Bà Hankins, người cũng là đồng Chủ tịch Lực lượng Đặc biệt Miễn dịch COVID-19 của Canada, lưu ý hệ thống y tế nên tập trung vào việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, đồng thời chuẩn bị cho các bệnh viện có thể tiếp nhận nhiều bệnh nhân hơn là xét nghiệm.
Theo Benoit Barbeau, nhà virus học tại Đại học Québec à Montréal, y tế công cộng không có lựa chọn nào khác ngoài việc ngừng các xét nghiệm PCR cho công chúng vì sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron, dẫn đến tình trạng thiếu nhân viên do nhiễm bệnh. Thay vì theo dõi số ca nhiễm mới mỗi ngày, ông Barbeau cho rằng số ca nhập viện là điều mà các quan chức cần giám sát chặt chẽ.
Tại Anh, theo thông báo của Cơ quan An ninh Y tế Anh, từ ngày 11/1 tại nước này, những người có kết quả dương tính với COVID-19 sau khi xét nghiệm nhanh bằng que thử (LFD) sẽ được yêu cầu tự cách ly ngay lập tức và không cần thực hiện xét nghiệm PCR để xác nhận lại.
Đây là một biện pháp tạm thời trong khi tỷ lệ nhiễm COVID-19 vẫn ở mức cao trên toàn nước Anh. Trong bối cảnh này, Cơ quan an ninh y tế Anh cho rằng tỷ lệ dương tính cao hơn đồng nghĩa khả năng thấp các xét nghiệm nhanh bằng que thử (LFD) cho kết quả sai. Quyết định này cũng sẽ giúp giảm gánh nặng với hệ thống xét nghiệm và giảm thiểu tình trạng hoang mang do các kết quả xét nghiệm đối lập nhau.
-
TTO - Chiều 17-8, TP.HCM tổ chức họp báo công bố nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường. Qua đó, các cá nhân và tổ chức có thể truy cập vào để xem các dữ liệu cần thiết như: dữ liệu bản đồ nền địa lý TP, quy hoạch sử dụng đất...
-
TTO - Trong khi tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc đã sử dụng thu phí không dừng - ETC thì các trạm trên quốc lộ 51 vẫn sử dụng thủ công. Vì sao có chuyện này?
-
TTO - Giải tỏa hoàn toàn nhà dân hai bên sông Dương Đông, Phú Quốc hay chấp nhận thu hẹp sông để làm hai tuyến đường cặp sông? Vấn đề này đang được tỉnh Kiên Giang đưa ra bàn thảo.
-
TTO - Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.373.276 ca COVID-19, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.656 ca).
-
TTO - Đối với việc phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình bị kỷ luật cảnh cáo nhưng vẫn làm phó Ban chỉ đạo của tỉnh, ông Nguyễn Thái Học nói sẽ xem lại quyết định, rà lại vi phạm và đề nghị Ban chỉ đạo tỉnh Ninh Bình giải trình cụ thể.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận