19/12/2019 09:18 GMT+7

Xôn xao chuyện 'khai tử' bằng kỹ sư

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Các chuyên gia pháp luật khẳng định trong khi chờ Chính phủ ban hành nghị định quy định mới thì các bằng kỹ sư, bằng bác sĩ, bằng dược sĩ vẫn áp dụng bình thường.

Xôn xao chuyện khai tử bằng kỹ sư - Ảnh 1.

Sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) nhận bằng kỹ sư trong ngày tốt nghiệp - Ảnh: TR.HUỲNH

Sau khi Tuổi Trẻ Online đăng bài "Bộ GD-ĐT khẳng định không có chuyện khai tử bằng kỹ sư" hôm 16-12, ngay hôm sau, trên trang cá nhân của một giáo sư Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cũng là một Facebooker nổi tiếng - tiếp tục "cập nhật tình hình".

“Trong thời gian chờ hướng dẫn mới thì bằng kỹ sư vẫn là bằng tốt nghiệp ĐH và áp dụng nguyên tắc tại điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: “Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực” thì đối với các sinh viên đang theo học vẫn sẽ được cấp bằng kỹ sư như đang diễn ra.

TS Đinh Thị Thanh Nga

Hoang mang

Tác giả viết: "Mặc dù Bộ GD-ĐT khẳng định không khai tử tấm bằng kỹ sư như báo Tuổi Trẻ đã đưa tin chiều 16-12, nhưng thật ra dựa trên Luật giáo dục ĐH và các văn bản hiện hành cho đến hôm nay vẫn chưa thể khẳng định được điều gì về việc có hay không có văn bằng kỹ sư... 

Luật giáo dục ĐH ban hành năm 2018, có hiệu lực từ 1-7-2019, điều 38 của luật nói chỉ có bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và một số bằng chuyên sâu, không giải thích gì thêm, không có bằng kỹ sư... 

Nhưng đến nay là tháng 12-2019, Chính phủ vẫn chưa ban hành nghị định thông tư hướng dẫn... Đến nay vẫn chưa thể biết sinh viên K2019 có được Chính phủ cho phép trường cấp bằng kỹ sư hay không".

Nhiều sinh viên của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tỏ ra hoang mang, lo lắng trước thông tin này.

Không có chuyện "khai tử" bằng kỹ sư

Liên quan tới việc Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ĐH (luật số 34/2018/QH14) đã có hiệu lực ngày 1-7-2019 nhưng hiện vẫn chưa có nghị định và thông tư hướng dẫn thực hiện, TS Thái Thị Tuyết Dung - trưởng bộ môn luật hành chính, Trường ĐH Luật TP.HCM - cho biết: "Luật số 34/2018 có nhiều nội dung, nhưng chỉ có 9 nội dung cần hướng dẫn chi tiết nên cần phải đợi, còn lại vẫn áp dụng bình thường từ ngày có hiệu lực. Tình trạng luật đợi nghị định, thông tư hướng dẫn chi tiết khá phổ biến, không chỉ mỗi ngành giáo dục". 

Về nguyên tắc, nếu không có điều khoản chuyển tiếp thì các cơ sở giáo dục vẫn phải áp dụng theo quy định đang có hiệu lực đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực.

Điều đáng nói, trong Luật giáo dục ĐH ban hành năm 2012 (luật số 08/2012/QH13 - luật cũ) và luật số 34/2018 (luật mới) đều không đề cập đến bằng kỹ sư, bằng bác sĩ, bằng dược sĩ... Những văn bằng này được nêu trong nghị định hướng dẫn thi hành luật. 

Về việc này, TS Thái Thị Tuyết Dung lưu ý điều 38 luật 34/2018 chỉ nêu bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng, phụ lục văn bằng. Còn Chính phủ ban hành hệ thống văn bằng giáo dục ĐH và quy định văn bằng, chứng chỉ đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.

"Theo tôi, trong khi chờ Chính phủ ban hành nghị định quy định mới thì các bằng kỹ sư, bằng bác sĩ, bằng dược sĩ vẫn áp dụng bình thường và nằm trong nhóm "văn bằng trình độ tương đương". Đây là dự liệu của các nhà làm luật" - bà Dung nhấn mạnh.

Trong khi đó, TS Đinh Thị Thanh Nga - trưởng bộ môn pháp luật hành chính - hình sự, khoa luật Trường ĐH Sài Gòn - cho rằng vấn đề ở chỗ Luật giáo dục ĐH 2013 cũng không có quy định rõ bằng kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ... là bằng ĐH, do đó trường hợp bằng kỹ sư, bác sĩ đã được xem là bằng tốt nghiệp ĐH theo thông tư 19/2011/TT-BGDĐT ban hành mẫu bằng tốt nghiệp ĐH. 

Theo điều 2 thông tư: "Đối với ngành kỹ thuật ghi "bằng kỹ sư", đối với ngành y ghi "bằng bác sĩ" hoặc "bằng cử nhân"" - TS Nga giải thích.

"Khi chưa có văn bản hướng dẫn mới thì thông tư 19 dù đã ban hành trước cả Luật giáo dục ĐH vẫn sẽ tiếp tục có hiệu lực. Và theo dự thảo nghị định mới thì bằng kỹ sư được xem là bằng chuyên sâu và họ sẽ được khẳng định là đạt trình độ ĐH và cộng thêm kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực. Vậy hoàn toàn không có chuyện văn bằng kỹ sư, bác sĩ bị khai tử" - bà Nga khẳng định.

Bộ GD-ĐT khẳng định không có chuyện khai tử bằng kỹ sư Bộ GD-ĐT khẳng định không có chuyện khai tử bằng kỹ sư

TTO - Đó là khẳng định của đại diện Bộ GD-ĐT liên quan đến thông tin 'khai tử bằng kỹ sư' đang xôn xao trên mạng xã hội hai ngày qua.

TRẦN HUỲNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên