27/03/2014 04:00 GMT+7

Xem Hong Kong chuẩn bị tranh đăng cai Asiad 2023

THIÊN DI
THIÊN DI

TT - Chưa rõ Hong Kong sẽ giành được quyền đăng cai Asiad 2023 hay không, song cái cách họ chuẩn bị tranh quyền đăng cai rất đáng tham khảo.

PJ5UXMxR.jpg
Sân đua xe đạp lòng chảo của Hong Kong vừa khánh thành cuối năm 2013 - Ảnh: PRC Magazine

Khác biệt cơ bản là Cơ quan Nội vụ Hong Kong (HAB, vốn là Bộ Nội vụ trước kia, khi chưa trao trả cho Trung Quốc) chủ sự mọi việc liên quan đến việc chuẩn bị này, chứ không phải các ban ngành thể thao hay ủy ban olympic, để không “vừa đi chợ, vừa đứng bếp và dọn bàn”.

Tổ chức Asiad phải gắn kết xã hội

Ngay từ ngày 21-9-2010, người giữ chức trách “bộ trưởng nội vụ” của Hong Kong là Tsang Tak-sing đã khởi động sự chuẩn bị đăng cai bằng một cuộc họp báo. Nhất định không phải do là dân nội vụ “ngồi nhầm lớp thể thao” mà “bộ trưởng” Tsang khẳng định chủ trương của chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong về việc đăng cai Asiad là: “Không chỉ đẩy mạnh sự phát triển thể thao của Hong Kong mà còn sẽ đem lại những lợi ích lâu dài cho xã hội. Chính quyền đặc khu sẽ tiếp tục gắn chặt với nguyên tắc lấy dân làm cơ sở, nhắm đến lợi ích của cả cộng đồng”, và yêu cầu đặt ra là: “không tạo ra xung đột giữa việc cấp tài nguyên cho việc phát triển thể thao với việc cấp tài nguyên cho các chương trình chính sách khác như y tế và giáo dục”.

Có thể thấy nhà cầm quyền Hong Kong ý thức rất rõ nguy cơ phân hóa xã hội do lẽ một dự án chi hàng chục tỉ đôla Hong Kong cho một sự kiện chỉ kéo dài hai tuần không thể khiến mọi người hài lòng, nên đã đề ra yêu cầu “gắn kết xã hội”.

Ý dân trước hết

Một luận chứng tổng hợp mang tựa đề “Hong Kong có nên tranh đăng cai Asiad 2023 không?” được công bố cho dân chúng tham khảo. Yêu cầu “lấy dân làm cơ sở” thể hiện ngay tựa đề - câu hỏi đó. Yêu cầu “gắn kết xã hội” được thể hiện ngay trong bảng câu hỏi thăm dò ý kiến cư dân Hong Kong. Ví dụ như:

1- Có ý kiến cho rằng đăng cai Asiad sẽ thúc đẩy phát triển thể thao ở Hong Kong. Quý vị nhất trí với ý kiến này đến đâu? (a) Rất đồng ý - (b) Đồng ý - (c) Không đồng ý - (d) Rất không đồng ý - (e) Không biết/ khó trả lời.

2- Có ý kiến cho rằng đăng cai Asiad có thể làm tăng niềm tự hào dân tộc, và cũng đóng góp vào sự gắn kết xã hội. Quý vị nhất trí đến đâu? ...

3- Có ý kiến cho rằng đăng cai Asiad có thể đem lại lợi ích kinh tế cho Hong Kong, tỉ như thu hút kinh doanh, chi tiêu của du khách, tăng công ăn việc làm. Quý vị nhất trí đến đâu?...

4- Có ý kiến cho rằng đăng cai Asiad sẽ đòi hỏi một cam kết tài chính lớn lao, từ đó có thể ảnh hưởng đến các chương trình và dịch vụ công khác của chính quyền. Quý vị nhất trí đến đâu?...

... 9- Sau khi xem xét sự cắt giảm tổng chi tiêu cho đăng cai Asiad xuống còn 6 tỉ đôla Hong Kong cùng các ý kiến ủng hộ và phản đối, quý vị nhất trí đến đâu việc Hong Kong tranh đăng cai Asiad 2023?...

Do không phải là đại sự chính trị đến mức phải trưng cầu ý dân, nên bảng câu hỏi này chỉ thăm dò ý kiến và giao cho Viện Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương (Viện đại học Hong Kong Trung Quốc, CUHK) thực hiện từ ngày 19-11- đến ngày 1-12-2010, tức khi mới có ý định tranh đăng cai, 13 năm trước khi Asiad tổ chức. Vị thế của Viện đại học CUHK phụ trách thăm dò ý kiến này bảo chứng cho tính khách quan, trung thực và chính xác của cuộc thăm dò này: năm ngoái CUHK xếp hạng 39 thế giới trên bảng xếp hạng QS World University Rankings (bảng xếp hạng đại học toàn thế giới của Tập đoàn QS) và thứ bảy tại châu Á trên bảng xếp hạng QS Asian University Rankings. Đọc các câu hỏi như nêu trên, có thể thấy rõ tính khách quan, không “lai dắt” dư luận bởi một bảng câu hỏi được “dàn dựng” theo một hướng, nhằm dẫn đến một kết luận định trước.

So sánh thành tích tại Asiad

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Lần tham gia

HCV

HCB

HCÐ

Tổng số

Dân số (triệu người)

HCV/lần

HC các loại/ lần

Việt Nam (VIE)

13

12

45

49

106

90

0,9

8,1

Hong Kong (HKG)

15

24

53

67

144

7,15

1,6

9,6

Hạch toán độc lập và chuyên nghiệp

Vốn là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới từ trước khi Singapore hóa thân thành một cường quốc kinh tế và trung tâm tài chính quốc tế, nên nhà đương cục Hong Kong đã từ lâu quen không phiêu lưu với những dự án đầu tư từ tiền thuế của dân chúng, hiểu thế nào là những giá trị thực và cậy đến các công ty tư vấn hàng đầu để tính toán lên kế hoạch.

Do đã quen công khai minh bạch từ thật lâu trước khi biến thành đặc khu hành chính Hong Kong thuộc Trung Quốc vào năm 1997, nên mọi chi tiết đầu tư gì cho Asiad 2023 đều được ghi rõ trong văn bản dành cho thảo luận ở nghị viện Hong Kong ngày 14-1-2011 với đầy đủ chi tiết hạng mục chi tiêu.

Một thí dụ của tính chuyên nghiệp như đề mục IV “Các lợi ích có thể có từ việc đăng cai Asiad”. Người ta không quả quyết chắc nịch những lợi ích từ việc tổ chức Asiad mà chỉ nêu các khả năng lợi ích có thể có. Song, tính chính xác là vô cùng như khi đề ra mục tiêu “nâng vị thế của Hong Kong như là một trung tâm tổ chức sự kiện thể thao quốc tế”. Vị thế của mục đích đề ra đó là một điều có thể cân đong đo đếm được, chứ không phải là đề ra tăng vị thế một cách chung chung mông lung.

Từ lâu, Hong Kong đã nổi tiếng với những sự kiện thể thao cấp thế giới như giải vô địch bóng bàn thế giới INAS, giải Hong Kong marathon mỗi năm với khoảng 70.000 người tham dự ba nội dung marathon, bán marathon, và 10km, giải cricket 6 nước... Nay nâng vị thế trung tâm tổ chức sự kiện thể thao quốc tế đã có rồi đó, chớ không mộng tưởng sau hai tuần Asiad sẽ tự động “hóa rồng”. Mặt khác, tuy chỉ hơn 7 triệu dân, song Hong Kong vẫn có thành tích Asiad bỏ xa VN cả về tổng số huy chương lẫn huy chương vàng, bạc đồng, lẫn số huy chương vàng/lần và huy chương các loại/ lần.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Có nhiều cách để nâng cao vị thếThái Lan được gì sau 4 lần tổ chức Asiad?Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nói “không” với AsiadPhilippines: lo cho VĐV trước, tổ chức Asiad sau

THIÊN DI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên