Có nhiều cách để nâng cao vị thếThái Lan được gì sau 4 lần tổ chức Asiad?Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nói “không” với Asiad
Phóng to |
Trên trang báo mạng Rappler.com của Philippines ngày 16-1-2014, ông Cojuangco thể hiện quan điểm: Cần tập trung lo lắng cho các vận động viên (VĐV) của đất nước mình còn hơn là cố gắng giành quyền tổ chức Asiad 2019. Lý do xuất hiện quan điểm này là Việt Nam nhận đăng cai Asiad 2019. Cụ thể, trang Rappler dẫn lời ông Cojuangco: “Chúng ta không phải là không có cơ hội giành quyền đăng cai trở lại Asiad 2019. Nhưng làm sao chúng ta có thể tổ chức Asian Games một khi vẫn chưa thể chăm lo tốt cho các VĐV”.
Đã có 3.747 bạn đọc tuoitre.vn chọn phương án “chấp nhận nộp phạt, không đăng cai Asiad 2019”, tính đến 17g ngày 25-3-2014. Đây vẫn là ý kiến của đa số bạn đọc tham gia cuộc thăm dò ý kiến bạn đọc trên tuoitre.vn về việc nên hay không nên đăng cai Asiad 2019. Tính đến 17g chiều qua có 4.547 lượt ý kiến tham gia, trong đó chỉ có 726 lượt ý kiến chọn “vẫn đăng cai Asiad 2019” và 74 lượt chọn “ý kiến khác”. |
Còn tờ The Daily Tribune trích dẫn một lời nói khác của chủ tịch Ủy ban Olympic Philippines: “Chúng ta phải cần một nguồn tài chính lớn để tổ chức Asian Games. Nhưng nếu chúng ta vẫn chưa thể hỗ trợ tốt cho các VĐV của mình, hãy quên điều đó đi”.
Chưa hết, quay ngược trở lại vào ngày 1-12-2005, ông Cojuangco là người đã đứng ra chủ trì cuộc họp của Hội đồng thể thao Đông Nam Á tại Manila, Philippines. Ở buổi họp đó, đại diện của VN đã bày tỏ ý định chạy đua giành quyền đăng cai Asiad lần thứ 18. Ngay hôm ấy, ông Cojuangco cũng bày tỏ sự ủng hộ ý định của VN, nhưng khi có nhà báo hỏi tại sao không là Philippines thì ông đã dứt khoát trả lời “không”. Thậm chí mới đây có một vài thành viên của Ủy ban Olympic Philippines bày tỏ mong muốn giành quyền đăng cai Asiad trong tương lai không xa, nhưng ông Cojuangco vẫn cương quyết: “Tôi cho rằng không thật sự sáng suốt khi giành quyền đăng cai Asian Games với một lực lượng VĐV chưa đủ tầm cạnh tranh với những cường quốc thể thao khác ở châu Á. Chúng ta cần tập trung cho công tác đào tạo trước”.
Lời phát biểu này đã thể hiện rõ quan điểm phát triển ngành thể thao của Philippines sau nhiều lần họ giành được quyền đăng cai các đại hội thể thao trong quá khứ. Năm 1954, Philippines từng đăng cai Asiad lần thứ 2. Đó cũng là thời điểm mà nền thể thao Philippines nằm ở vị thế số 1 Đông Nam Á và cũng chỉ xếp sau Nhật Bản trên bình diện châu Á. Nhưng sau lần đăng cai Asiad 1954, thành tích của thể thao Philippines cứ đi xuống dần và đến nay họ thậm chí nằm ngoài top 4 của Đông Nam Á.
Mặt khác, ông Cojuangco còn thừa nhận việc đăng cai Asiad phải có sự đồng thuận của chính phủ chứ không chỉ đến từ ý định của riêng Ủy ban Olympic hoặc Ủy ban Thể thao. Trong khi đó, chủ tịch Ủy ban Thể thao Philippines Ricardo Garcia trả lời phỏng vấn với tờ Philippine Star vào năm 2012: “Chính phủ của chúng ta hiện có những mối quan tâm cần thiết dành cho việc xây dựng nhà cho người dân, hệ thống an ninh, năng lượng hơn là tập trung vào thể thao”.
Đừng đầu tư lãng phí Ngày 25-3, đã có hơn 150 ý kiến bạn đọc gửi về Tuổi Trẻ với hầu hết bày tỏ cần cân nhắc việc tổ chức Asiad để tránh lãng phí vì đất nước đang rất cần khoản tiền lớn cho những đầu tư thiết thực. * Hạn chế dùng tiền ngân sách Hãy nhìn nhận thực tế nước mình bây giờ đang cần gì và làm cách nào để phát triển khi tiềm lực thực chất của mình còn thua kém xa các nước. VN còn thiếu vốn, đang đi vay nợ nước ngoài, đang cần nhiều tiền để củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ bờ biển, hải đảo. VN cũng chưa đủ tiền để giải quyết khó khăn cho cuộc sống người dân vùng sâu, vùng xa; học sinh còn chưa đủ điều kiện cắp sách đến trường, qua suối phải chui vào bao nilông để được đưa qua bờ; nhiều cầu khỉ, cầu treo đang là mối nguy hiểm hằng giờ; nhiều mảnh đời còn chật vật bữa cháo bữa rau... Cho nên cần cân nhắc khi đem tiền của mồ hôi nước mắt của nhân dân đăng cai Asiad 2019 để tránh sự lãng phí. Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch cần trình cho được một đề án cân đối thu chi theo hướng không cần tiền nhiều của ngân sách nhà nước, phải có những cam kết rõ ràng. * Đầu tư cho đúng Hãy nhìn lại lần đăng cai Sea Games, chúng ta đầu tư cơ sở hạ tầng chỉ dành cho thể thao. Đến nay để có tiền duy tu, các công trình hầu hết đã cho thuê làm dịch vụ không liên quan đến thể thao. Hàng trăm triệu USD để tổ chức Asiad, và cần gấp mấy lần con số đó để xây dựng, sửa chữa các công trình đã có khi hết Asiad lại cho thuê bán cà phê, rửa xe... Muốn thể thao phong trào phát triển, hãy mở cửa các công trình dùng tiền của dân, để cho dân được sinh hoạt, tập luyện tại đó. Hà Nội, TP.HCM có được bao nhiêu sân chơi thể thao miễn phí? Một trận đá bóng phủi của người dân giờ phải đi thuê sân bãi với giá không dưới 200.000 đồng. Ai có tiền để chơi thể thao? Câu hỏi này các nhà làm thể thao đã bao giờ suy nghĩ chưa? * Dành tiền cho thể thao học đường Cơ hội cho những tấm huy chương tại Asiad của VN không nhiều, nếu không muốn nói là rất ít. Chẳng tự hào gì mỗi khi trao giải ta lại cử quốc ca nước khác. Gần đây có rất nhiều thông tin về các vụ đuối nước thương tâm xảy ra mà nạn nhân là các cháu lứa tuổi học trò, thậm chí có cả sinh viên, thanh niên. Đơn giản là các cháu không có điều kiện để học bơi an toàn và đúng kỹ thuật. Thời chúng tôi (ở thành phố nhỏ) trường không có phòng tập thể thao và bể bơi. Hàng chục năm sau, thế hệ cháu con vẫn chưa có. Nên chăng chú trọng đầu tư cho thể thao học đường. Thiết nghĩ thành tích của thể thao chuyên nghiệp cũng từ đó mà ra. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận