23/12/2023 21:19 GMT+7

Xây nhà văn hóa cộng đồng cho đồng bào Pà Thẻn

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đánh giá việc xây dựng nhà văn hóa cộng đồng góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, gắn phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

Khánh thành nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Pà Thẻn, Tuyên Quang - Ảnh: LÂM HẢI

Khánh thành nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Pà Thẻn, Tuyên Quang - Ảnh: LÂM HẢI

Chiều 23-12, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Tuyên Quang tổ chức lễ khánh thành nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Pà Thẻn (thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang).

Dự lễ khánh thành có ông Đỗ Văn Chiến - chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Chẩu Văn Lâm - bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang; anh Bùi Quang Huy - bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn; anh Nguyễn Ngọc Lương - bí thư thường trực Trung ương Đoàn, chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.

Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Pà Thẻn được khởi công xây dựng từ tháng 7-2023, với tổng diện tích trên 3.200m2 và thiết kế mang nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Pà Thẻn. Tổng kinh phí xây dựng hơn 3,5 tỉ đồng.

Công trình nhằm tạo lập không gian sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nơi đồng bào dân tộc Pà Thẻn sinh sống.

Tại lễ khánh thành, 6 hộ gia đình dân tộc Pà Thẻn tại xã Hồng Quang đã trao tặng kỷ vật để trưng bày trong nhà truyền thống.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đánh giá cao Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc, vận động xã hội hóa để trao tặng nhà văn hóa cho 16 dân tộc có dưới 10.000 người.

Ông khẳng định đây là hoạt động thiết thực góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương nơi đồng bào dân tộc ít người sinh sống.

Ông đề nghị cấp ủy, chính quyền và bà con địa phương tiếp tục phát huy truyền thống quê hương cách mạng, giữ gìn sự đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau và đề cao cảnh giác cách mạng, không nghe theo lời kẻ xấu, tích cực phòng chống tệ nạn xã hội.

Đồng thời tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, đoàn kết, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, đặc biệt là giữ gìn hồn cốt của người dân tộc là trung thực, thật thà, tốt bụng, chịu thương, chịu khó. 

Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho con em đi học, cùng nhau giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh và gìn giữ, bảo vệ rừng.

Tại buổi lễ, ban tổ chức trao 20 suất quà, 500 áo ấm cho học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và 50 túi quà an sinh cho các già làng, trưởng bản, người có uy tín, người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Lâm Bình.

Ngoài ra, chương trình còn trao biển tượng trưng hỗ trợ xây dựng năm công trình "Ngôi nhà hạnh phúc" cho trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, một công trình "Cầu hạnh phúc" và một "Phòng tin học cho em" với tổng trị giá hơn 850 triệu đồng.

Các nhà ngoại giao nghe bô lão kể chuyện xưa, xem làm bánh phở truyền thốngCác nhà ngoại giao nghe bô lão kể chuyện xưa, xem làm bánh phở truyền thống

TTO - Sau khi trải nghiệm nấu và thưởng thức phở tại sự kiện “Trải nghiệm phở cùng nghệ nhân”, gần 20 nhà ngoại giao đang công tác tại Việt Nam di chuyển đến làng phở Vân Cù, nơi được xem là khai sinh ra món phở trứ danh của người Việt.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên