22/05/2015 06:17 GMT+7

Không phải cứ xăng tăng giá cước taxi lại nhảy

ĐẶNG TƯƠI - TRÀ MY
ĐẶNG TƯƠI - TRÀ MY

TTO - Đó là ý kiến của ông Võ Thành Nhân, chủ tịch Hiệp hội Taxi TP Đà Nẵng, vì muốn bình ổn thị trường và chia sẻ với người tiêu dùng,

Điều chỉnh bảng giá tại một cửa hàng xăng dầu của Petrolimex tại TP.HCM lúc 20g ngày 20-5  - Ảnh: H.T.

Như đã thông tin, từ 20g ngày 20-5, giá xăng A92 và E5 tăng thêm 1.200 đồng/lit; dầu diesel tăng 500 đồng/lit; dầu mazut tăng 500 đồng/kg.

Như vậy với mức tăng này, xăng A92 có giá 20.430 đồng/lit (theo công bố của Petrolimex).

Nguyên nhân tăng giá được giải thích là do giá xăng dầu thế giới biến động thời gian qua, làm cho giá cơ sở như thuế, phí, quỹ bình ổn, lợi nhuận định mức cao hơn giá xăng dầu trong nước,

Các hãng taxi không "gồng" được nữa

Ông Nguyễn Văn Thanh, chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, cho rằng giá xăng tăng hơn 3.000 đồng/lít thời gian qua nên cước taxi nhất định phải điều chỉnh.

>> Ông Nguyễn Văn Thanh 

Mức tăng cụ thể, theo ông Thanh, khoảng 10%, không thể ít hơn vì giá xăng chiếm đến gần 50% yếu tố cấu thành giá cước taxi hiện nay.

>> Ông Nguyễn Văn Thanh 

Thời điểm giá cước taxi chính thức tăng thì chưa thể nói được bởi việc tăng giá luôn phải đi theo lộ trình là doanh nghiệp gửi đề xuất tăng giá lên cơ quan quản lý giá địa phương, tiếp đó là việc cài đặt lại đồng hồ tính cước.

Ông Võ Thành Nhân, chủ tịch Hiệp hội Taxi TP Đà Nẵng, cho biết dù giá xăng có tăng từ đầu năm đến nay nhưng giá cước taxi tại Đà Nẵng vẫn chưa có sự điều chỉnh nào.

Ông Nhân cho biết lý do chưa tăng giá cước trong những lần xăng tăng trước đây là vì muốn bình ổn thị trường và chia sẻ với người tiêu dùng, “không phải cứ xăng tăng thì giá cước taxi lại nhảy lên. Mấy đợt vừa rồi chúng tôi cũng “gồng” mình lên để gánh chi phí gia tăng”, ông Nhân nói.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giá xăng diễn ra liên tục nên nếu lần nào cũng điều chỉnh thì sẽ tốn rất nhiều chi phí cho việc cài đặt lại đồng hồ.

Tuy nhiên, với lần tăng ngày 20-5 vừa qua thì tới đây, hiệp hội phải cân nhắc để tăng giá cước taxi.  

“Chúng tôi đang cân nhắc để tăng giá cước, nếu không thì chịu không nổi vì giá xăng hiện nay cao quá rồi”, ông Nhân chia sẻ.

>> Ông Võ Thành Nhân

Xăng tăng luôn là nỗi lo lắng của người dân

Mức tăng giá cước của một số hãng taxi tại Hà Nội tương ứng với lần tăng giá xăng này là khoảng 500-1.000 đồng/km, tùy loại phương tiện và chất lượng phương tiện, đó là chia sẻ là ông Bùi Danh Liên, chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội. Ông Liên nói:

>> Ông Bùi Danh Liên 

Cước vận tải hành khách, vận tải hàng hóa chưa tăng

Về cước vận tải hàng hóa, ông Tô Văn Hiệp, chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đư­ờng bộ Đà Nẵng, cho biết sẽ không có sự tăng giá nào trong lần điều chỉnh giá xăng dầu này.

“Mức tăng 500 đồng/lít vẫn nằm trong giới hạn thỏa thuận 5% giữa doanh nghiệp và khách hàng về điều chỉnh giá cước theo giá xăng dầu. Tức nếu giá tăng hoặc giảm quá 5% thì mới có sự điều chỉnh lên xuống. Do đó trong lần tăng giá này, giá cước vận tải hàng hóa của các doanh nghiệp tham gia hiệp hội vẫn giữ nguyên như cũ”, ông Hiệp cho hay.

>> Ông Tô Văn Hiệp

Từ 20g ngày 20-5, giá xăng A92 và E5 tăng thêm 1.200 đồng/lit

Có cùng câu trả lời là không tăng giá cước vận tải hàng hóa, ông Lâm Đại Vinh, phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, cũng đưa ra lý giải là do phương tiện của hiệp hội chủ yếu chạy dầu và giá xăng tăng thì “không có cơ sở để tăng giá cước. Khi nào giá dầu tăng mới tính chuyện tăng chi phí”, ông Vinh nói.

>> Ông Lâm Đại Vinh

Tại Hà Nội, ông Bùi Danh Liên cho biết mức tăng 500 đồng đối với một lít dầu diesel chưa phải là quá nhiều để điều chỉnh giá cước của dịch vụ vận tải hàng hóa và vận tải hành khách.

>> Ông Bùi Danh Liên 

Ông Nguyễn Văn Thanh cũng đưa ra lý giải tương tự, các loại hình vận tải khác như vận tải hành khách, vận tải hàng hóa chủ yếu sử dụng dầu diesel nên hiện vẫn chưa có sự điều chỉnh giá nào. “Khi nào dầu diesel tăng khoảng 10% thì giá cước mới tăng theo, lần này chỉ tăng 500 đồng/lít thì vẫn chưa đình chỉnh gì”, ông Thanh nói.

 >> Ông Nguyễn Văn Thanh 3

Giá xăng cao vì “cõng” 3.000 đồng phí môi trường?

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long phân tích nước ta hiện tại vẫn chưa có thị trường cạnh tranh thật sự trong việc kinh doanh xăng dầu, vẫn còn một vài doanh nghiệp thống lĩnh thị trường này. Bên cạnh đó, thuế và phí chính tương đối cao cũng tác động nhiều đến giá xăng dầu khi đến tay người tiêu dùng.

“Đặc biệt là thời gian qua, việc nâng phí bảo vệ môi trường đối với mỗi lít xăng lên 3.000 đồng cũng góp phần làm giá xăng ở Việt Nam cao hơn một số nước”, ông Long phân tích.

>> Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long 

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, xăng dầu là yếu tố đầu vào quan trọng của ngành vận tải và rất nhiều ngành khác. Cước vận tải tăng kéo theo sự gia tăng giá của các mặt hàng, các dịch vụ khác.

>> Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long 

“Điều đó sẽ làm mặt bằng giá tăng cao, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng”, ông Long kết luận.

 

 

 

ĐẶNG TƯƠI - TRÀ MY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên