01/01/2025 08:19 GMT+7

Xã không cấp ủy quyền để nhận bằng tốt nghiệp cho con, có đúng quy định?

Con trai tôi chuẩn bị du học. Cháu đến UBND xã ủy quyền cho tôi đến trường nhận bằng tốt nghiệp THPT nhưng xã nói không được vì cháu chưa đủ 18 tuổi.

Xã làm vậy đúng không?

Bạn đọc D.A. gửi câu hỏi.

- Luật sư Nguyễn Phong Phú (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:

Xã không cấp ủy quyền để nhận bằng tốt nghiệp cho con, có đúng quy định? - Ảnh 1.

Luật sư Nguyễn Phong Phú

Theo điểm c, khoản 2, điều 4 quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT… ban hành kèm theo thông tư số 21/2019/TT ngày 29-11-2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì người được cấp văn bằng, chứng chỉ phải có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật khi không trực tiếp đến nhận văn bằng, chứng chỉ.

Khoản 4, điều 21 Bộ luật Dân sự quy định: Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Điều 24 nghị định 23/2015 ngày 16-2-2015 quy định thủ tục chứng thực chữ ký:

1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau:

a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.

2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại điều 25 của nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:

a) Ghi đầy đủ lời chứng thực chữ ký theo mẫu quy định.

b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với giấy tờ, văn bản có từ 2 trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 2 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

3. Trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 điều này thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.

4. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại khoản 1, 2 và 3 điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản.

b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân.

c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật.

d) Chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

Điều 1 thông tư 01/2020 hướng dẫn chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền theo quy định tại khoản 4, điều 24 nghị định số 23/2015/NĐ-CP:

1. Việc ủy quyền theo quy định tại điểm d, khoản 4, điều 24 nghị định số 23/2015/NĐ-CP thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền.

2. Phù hợp với quy định tại khoản 1 điều này, việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền.

b) Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp.

c) Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa.

d) Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội.

3. Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 điều này thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Căn cứ các quy định nêu trên, việc con của chị đến UBND xã để yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền có nội dung nhằm để chị thay cháu đi nhận bằng tốt nghiệp là đúng. UBND xã từ chối với chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền với lý do cháu chưa đủ 18 tuổi là không đúng quy định pháp luật.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Chậm cấp bằng lái xe B2, khiếu nại được không? - Ảnh 2.

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Xã không cấp ủy quyền để nhận bằng tốt nghiệp cho con, có đúng quy định? - Ảnh 4.Giấy tờ nhà đất thay đổi, giấy ủy quyền mua bán còn giá trị?

TTO - Tôi đang ở nước ngoài và có làm hợp đồng ủy quyền năm 2012, trong đó ghi người được ủy quyền có quyền tặng cho, mua, bán... phần đất của tôi.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên