06/06/2012 05:40 GMT+7

Vụ gia tài 1000 tỉ đồng: Sacombank làm đúng quy trình?

TÂM LỤA - H.Đ.
TÂM LỤA - H.Đ.

TT - Ngày 5-6, một nguồn tin từ Sacombank cho biết toàn bộ các sổ tiết kiệm của bà P. - người chết để lại di sản thừa kế tới cả ngàn tỉ đồng - đã được bàn giao cho bà H.L. (con nuôi của bà P.).

Hi hữu vụ tranh chấp hơn 1.000 tỉ đồngSacombank không tuân thủ điều khoản hợp đồng?“Sacombank có thể bị kiện”Nguồn tin khẳng định phía ngân hàng (NH) đã làm đúng quy trình pháp luật và bà H.L. có trách nhiệm trao đổi việc xử lý tài sản này với ông Ph. (em của bà P.), một trong hai người đứng tên thuê két sắt tại NH để giữ tài sản do bà P. để lại.

Giải thích lý do bàn giao tài sản cho bà H.L., thay vì gia hạn thêm thời gian hợp đồng giữ két sắt, nguồn tin trên khẳng định NH đã nỗ lực giúp các bên đi đến thống nhất hướng giải quyết, nhưng các bên vẫn không thống nhất nên NH giải quyết theo thông báo đã gửi cho các bên. Việc kéo dài thời hạn gửi két sắt chỉ là ý kiến một bên của ông Ph. và NH đã kéo dài thêm thời gian (đến cuối tháng 5-2012, thay vì kết thúc cuối tháng 3-2012) là tạo nhiều điều kiện cho ông Ph. có thời gian chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản. Nhưng sau khi gia hạn, ông Ph. đã không cung cấp được giấy tờ liên quan.

“Trong trường hợp tiếp tục gia hạn hợp đồng theo yêu cầu của ông Ph., NH có thể bị bà H.L. kiện vì đã không tuân thủ hợp đồng...”, nguồn tin nói. Phía Sacombank cũng cho rằng NH không có cơ sở để ấn định thời gian tốt nhất nhằm kéo dài hợp đồng như yêu cầu của ông Ph.. Trước đó, ông Ph. cho biết đã thông báo cho bà H.L. về ý kiến gia tộc, trong đó mong muốn tiếp tục thuê két sắt tạm giữ tài sản đến ngày xả tang bà P. (khoảng tháng 10-2012).

Luật sư Lê Thị Hoài Giang - Đoàn luật sư TP.HCM - cho rằng Sacombank không có cơ sở pháp lý để bàn giao tài sản cho một mình bà H.L. vì bà H.L0 chỉ là một trong hai người ký tên trong hợp đồng gửi tài sản (cùng với ông Ph.). Vì vậy, khi hết hạn hợp đồng, bên gửi giữ không tiếp tục gia hạn thì NH trả lại tài sản cho bên gửi giữ (phải hai người cùng ký nhận). Sau khi ông Ph. và bà H.L. ký nhận lại tài sản đã gửi, việc tranh chấp hay giải quyết thế nào không còn thuộc trách nhiệm của Sacombank.

Theo luật sư Giang, trong trường hợp trên, Sacombank có quyền áp dụng điều 565 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về chậm nhận tài sản gửi giữ: “trường hợp bên gửi chậm nhận tài sản thì phải thanh toán các chi phí về bảo quản và tiền công cho bên nhận giữ tài sản trong thời gian chậm nhận” để đợi phán quyết có hiệu lực của tòa án, hoặc để bà H.L. hoàn tất thủ tục kê khai di sản thừa kế, đăng bộ đứng tên sở hữu đối với những tài sản là bất động sản.

TÂM LỤA - H.Đ.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên