Ông Nguyễn Trí Tuệ, phó chánh án thường trực Tòa án nhân dân tối cao, chia sẻ: Như đã nói về việc phân hóa bị cáo nên ở vụ Việt Á và Vạn Thịnh Phát, hàng ngàn người sẽ được khoan hồng.
Tới đây, chủ trương này tiếp tục được thực hiện trong vụ đăng kiểm.
Phó chánh án thường trực TAND tối cao nói gì về phân hóa bị cáo, khoan hồng trong các đại án?
Riêng các vụ án mới, nếu chưa kịp phân hóa trong giai đoạn điều tra, truy tố thì ở giai đoạn xét xử, tòa sẽ xem xét phân hóa theo quy định của pháp luật, có thể miễn trách nhiệm, tuyên án treo, mức hình phạt nhẹ hơn.
* Như vậy, những kinh nghiệm trong xét xử năm 2023 được tiếp tục vận dụng thế nào khi trong năm 2024 có nhiều đại án đang chờ xét xử, mà trước mắt là vụ Vạn Thịnh Phát, thưa ông?
- Chủ trương lớn năm 2024 ngành tòa án đang quyết tâm thực hiện nghiêm là kiểm soát quyền lực trong điều tra, truy tố, xét xử theo quy định 132 của Bộ Chính trị.
Trong đó rất coi trọng vai trò của người đứng đầu, thẩm phán, hội đồng xét xử; đảm bảo công lý nghiêm minh, tạo niềm tin cho nhân dân.
Trên cơ sở quy định 132, chánh án TAND tối cao đã ra chỉ thị để làm sao công lý được thực thi nghiêm minh, tạo niềm tin vào công lý, vào tòa án.
Tuy nhiên, cũng có khó khăn khi trong năm 2024 sẽ tiến hành xét xử vụ Vạn Thịnh Phát - được coi là đại đại án chứ không còn là đại án.
Vì vậy, việc xét xử cũng được coi là chưa từng có. Chúng tôi đang nghiên cứu, lên kế hoạch để xét xử.
Tinh thần là xét xử công tâm, khách quan, đúng quy định, đảm bảo trừng trị nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm của các bị cáo. Đồng thời có phân hóa và quan trọng hơn cả là đảm bảo thu hồi tối đa tài sản cho Nhà nước.
Vụ án có số lượng bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cần triệu tập rất nhiều nên phải tính đến việc dựng rạp, chuẩn bị trang thiết bị, thậm chí cấm một số đường xung quanh khu vực xét xử để đảm bảo an ninh trật tự.
Ngoài ra còn phối hợp với lực lượng công an để đảm bảo an toàn, hôm nào dẫn bị cáo nào đến, dẫn như thế nào, ngồi ở đâu... đều đang được lên kế hoạch chi tiết.
Trong vụ án này, có rất nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cần triệu tập nên chúng tôi đang có giải pháp thông tin trên các phương tiện giống như xử vụ Alibaba trước đây.
Theo đó, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể không cần xác minh trước trong quá trình điều tra, truy tố mà cập nhật hằng ngày khi phiên xử diễn ra.
Người dân có thể mang giấy tờ liên quan đến tòa khai báo và khi xác minh đúng sẽ được coi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Kết quả của năm 2023 là tiền đề quan trọng để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của năm nay và cũng từ kết quả xét xử đã có, chúng tôi sẽ nhìn lại để xem có vấn đề gì cần rút kinh nghiệm.
Trong đó, qua việc xét xử sơ thẩm vụ án chuyến bay giải cứu phải rút kinh nghiệm về vấn đề truyền thông khi các clip được đưa lên TikTok, các nền tảng mạng xã hội chưa đảm bảo. Đến giai đoạn phúc thẩm, việc này đã được chấn chỉnh.
Sẽ xử lý vật chứng ngay giai đoạn điều tra, không để lãng phí
* Với các vụ đại án về tham nhũng, có ý kiến về việc xử lý vật chứng sớm để tránh lãng phí, thời gian tới sẽ xử lý thế nào, thưa ông?
- Ban Chỉ đạo đang giao cho các cơ quan xây dựng quy chế xử lý vật chứng liên quan vụ án tham nhũng. Các vụ án trước đây cứ chờ đến tòa tuyên, thi hành án dẫn đến tài sản bị hư hỏng, lãng phí. Còn trong quy chế dự kiến này sẽ thực hiện xử lý vật chứng ngay ở giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử nếu cần thiết để đảm bảo nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp không bị tồn đọng, ảnh hưởng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận