
Tuyên án bà Hoàng Thị Thúy Lan, hội đồng xét xử nhận định hành vi đưa hối lộ của chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn đã “thao túng, làm tha hóa, biến chất, sa ngã” nhiều thế hệ lãnh đạo, cán bộ của nhiều địa phương, nên cần phải nghiêm trị.

Cựu bí thư tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và hai cựu chủ tịch tỉnh Cao Khoa, Đặng Văn Minh bị tòa cáo buộc nhận hối lộ số tiền 22 tỉ và hơn 200.000 USD từ chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn.

Hội đồng xét xử công bố bản án cáo buộc chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn đã chi 132 tỉ hối lộ một số bị cáo là cựu bí thư, chủ tịch Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi để thâu tóm các gói thầu gây thiệt hại hơn 1,1 ngàn tỉ.

Lúc 9h sáng nay, hội đồng xét xử bắt đầu công bố bản án, cáo buộc cựu bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan nhận hối lộ 25 tỉ và 1 triệu USD từ ông chủ Phúc Sơn. Nhiều cựu lãnh đạo khác của Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi nhận tiền từ vài tỉ đến gần 50 tỉ.

Sau 2 tuần thẩm vấn và nghị án, hôm nay 11-7, hội đồng xét xử công bố bản án đối với cựu bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan, chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu, cùng 39 bị cáo.

Sau khi Tập đoàn Phúc Sơn nộp 768 tỉ, cùng số tiền ông Hậu đã nộp và bị tạm giữ để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án hơn 1,1 ngàn tỉ, viện kiểm sát đã đề nghị lại mức án với ông Nguyễn Văn Hậu cùng một số bị cáo.

Đại diện Tập đoàn Phúc Sơn đã lập ủy nhiệm chi cho ngân hàng chuyển 768 tỉ vào cơ quan thi hành án để khắc phục hậu quả vụ án thay cho ông Nguyễn Văn Hậu.

"Điều tra viên khám xét nhà tôi có hỏi tại sao giấy tờ mua vàng gần 10.000 cây vàng giờ chỉ còn 500 cây", ông chủ Phúc Sơn trình bày tại tòa.

Nói lời sau cùng, bà Hoàng Thị Thúy Lan nhiều lần khóc nghẹn giãi bày 'vô cùng đau đớn, giày vò, hối hận'. Bà xin lỗi Đảng, Nhà nước, nhân dân vì đã sai lầm 'quên đi lời tuyên thệ' của mình.

'Nếu không có chức vụ thì các bị cáo sẽ không được Phúc Sơn giảm giá đất, bán giá ưu đãi. Tôi nhấn mạnh đây là giá ưu đãi. Việc giao dịch mua bán chỉ là hình thức', đại diện viện kiểm sát nhấn mạnh khi nêu quan điểm đối đáp.

Bào chữa cho bà Hoàng Thị Thúy Lan, luật sư cho rằng cựu bí thư Vĩnh Phúc tạo điều kiện cho Phúc Sơn do tại tỉnh này 'hầu hết cán bộ và người dân đều biết đây là doanh nghiệp có năng lực'.

Đánh giá vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn gây hậu quả đặc biệt lớn, Viện kiểm sát (VKS) chỉ rõ nhóm bị cáo là cựu cán bộ ở một số địa phương đã suy thoái, vì động cơ vụ lợi câu kết với doanh nghiệp và "bị thao túng".

Bào chữa cho Nguyễn Văn Hậu, luật sư thông tin đã có xác nhận ngân hàng việc Tập đoàn Phúc Sơn nộp 507 tỉ vào một tài khoản để xin gỡ phong tỏa một phần bất động sản. Tuy nhiên chủ tọa phân tích văn bản này hiện chưa có giá trị pháp lý.

Luận tội trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, viện kiểm sát nhận định về các bị cáo: "Suy thoái về phẩm chất, vì động cơ vụ lợi đã câu kết doanh nghiệp, tạo nên nhóm lợi ích và lợi ích nhóm, bị doanh nghiệp thao túng".

Viện kiểm sát bắt đầu công bố bản luận tội, đề nghị mức án với bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Nguyễn Văn Hậu cùng các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi.

Chủ tọa phiên tòa công bố tổng số tiền cựu chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành bị thu giữ và đã nộp lại là 41 tỉ cùng hơn 1,6 triệu USD. Bị cáo đề nghị dùng số tiền này để khắc phục toàn bộ sai phạm, xin được trả lại 21 tỉ và 330.000 USD.

Trong ngày xét xử thứ ba, bà Hoàng Thị Thúy Lan thêm một lần bật khóc trước bục khai báo, nghẹn ngào trình bày "gia đình tôi rất hoàn cảnh".

Trả lời các câu hỏi của đại diện viện kiểm sát, bà Hoàng Thị Thúy Lan thay đổi lời khai thừa nhận 1 triệu USD được ông Hậu đưa là tiền "cảm ơn" vì giúp Phúc Sơn thực hiện dự án. Vào buổi sáng, bà khai số tiền này là vay mượn Hậu.

Nữ phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn khai mới chỉ học hết lớp 6, không biết sử dụng máy tính, mọi thu chi của doanh nghiệp bà đều viết tay trong sổ ghi chép.

Khai tại tòa, cựu phó bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc giãi bày: riêng với số tiền 5 tỉ và 500.000 USD nhận từ chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn là bị cáo chủ động xin ông Hậu.