Phát hiện virút mới lan nhanh và nguy hiểm hơn SARS
Phóng to |
Sau nhiều năm hoài nghi, giới khoa học nay đã xác định virút gây SARS có nguồn gốc từ dơi - Ảnh: ABC |
Trong thông báo công bố ngày 31-10, Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp khoa học Liên bang Úc (CSIRO) cho biết nhóm nghiên cứu - trong đó có các nhà khoa học của Viện Virút học Vũ Hán (thuộc Viện Khoa học Trung Quốc) và CSIRO, đã phân lập thành công SL-CoV WIV1 - một họ hàng gần gũi của virút SARS, trong mẫu phân loài dơi móng ngựa từ Trung Quốc.
Việc này được thực hiện bằng công nghệ phân lập virút mới nhất hiện nay do Phòng thí nghiệm thú y Úc (thuộc CSIRO) ở Geelong, Victoria phát triển. Theo các nhà khoa học, đây là lần đầu tiên virút còn sống được phân lập thành công từ loài dơi, và điều này rất có ích cho việc xác minh nguồn gốc của virút.
"Các kết quả này sẽ giúp xây dựng chiến lược phòng ngừa hiệu quả hơn dịch SARS và các dịch bệnh tương tự", thông báo của CSIRO nêu.
Theo nhà nghiên cứu Gary Crameri, từ lâu các nhà khoa học đã nghi ngờ dơi là nguồn gốc của virút SARS. Nay với kết quả nghiên cứu trên, mối nghi đó đã được xác nhận. Ông cũng cho biết nhìn chung loài dơi không tiềm ẩn nguy cơ với con người, tuy nhiên cũng nên thận trọng khi tiếp xúc với chúng.
Dịch SARS bùng phát vào năm 2002-2003, cướp đi mạng sống của 774 trong số 8.094 người nhiễm bệnh (tỉ lệ tử vong 10%). Với tốc độ lây lan nhanh và số ca mắc bệnh xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới, SARS đã gây thiệt hại lớn về du lịch và thương mại toàn cầu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận