09/05/2014 12:16 GMT+7

Việt Nam cần kiện ra tòa quốc tế

PHẠM VŨ thực hiện
PHẠM VŨ thực hiện

TT - Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Dương Danh Huy nói: “Việt Nam phải công khai thách Trung Quốc ra tòa về chủ quyền đối với Hoàng Sa.

iBdhnazd.jpgPhóng to
Tàu Trung Quốc xịt vòi rồng vào tàu Việt Nam - Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam

Xem Video clip tàu Trung Quốc hung hăng đâm rách tàu Việt NamTàu chiến Trung Quốc xuất hiện tại khu vực giàn khoan HD 981Tàu Trung Quốc hung hăng đâm rách tàu Việt Nam

Mặc dù khả năng là Trung Quốc sẽ khước từ, nhưng đó là lỗi của họ chứ không phải của Việt Nam thách họ, và thế giới cũng như người Trung Quốc sẽ thấy nước nào là nước trốn tránh công lý”.

Ông Huy cho rằng:

Trọng tài sẽ cấm Trung Quốc đơn phương khoan dầu khí

Theo ông Dương Danh Huy, vì luật quốc tế không cho phép khoan dầu khí trong vùng biển trong tình trạng tranh chấp, Việt Nam cũng nên đơn phương nộp đơn kiện Trung Quốc về giàn khoan HD981. Mặc dù Trung Quốc đã vận dụng điều 298 của UNCLOS để tránh việc áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS cho một số loại tranh chấp, và do đó trọng tài UNCLOS sẽ không có thẩm quyền để phán quyết vùng biển đó thuộc về bờ biển hay đảo nào, vì địa điểm của giàn khoan này nằm cách đất liền Việt Nam dưới 200 hải lý, trọng tài UNCLOS sẽ công nhận rằng hiện hữu tranh chấp trong khu vực đó, bất kể các câu hỏi liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, và sẽ cấm Trung Quốc đơn phương khoan dầu khí.

- Nếu áp dụng luật quốc tế theo quan điểm của Việt Nam thì hai loại hành động của Trung Quốc, tức là khoan dầu khí và đâm tàu, đều vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Nếu áp dụng luật quốc tế theo quan điểm của một tòa án hay tòa trọng tài trong thực trạng là những tòa đó không có thẩm quyền để phán quyết địa điểm của giàn khoan HD981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước nào, thì hai loại hành động trên của Trung Quốc cũng vẫn vi phạm luật quốc tế.

Thứ nhất, dựa theo phán quyết năm 2007 của Tòa trọng tài thường trực về tranh chấp biển giữa Suriname và Guyana, các bên trong tranh chấp không được đơn phương khoan dầu khí trong vùng tranh chấp.

Thứ nhì, luật quốc tế nói chung và UNCLOS nói riêng không cho phép sử dụng bạo lực để giải quyết tranh chấp, mà đâm tàu là dùng bạo lực.

Câu hỏi kế tiếp cho chúng ta là chúng ta sẽ đơn phương tuyên bố rằng các hành động của Trung Quốc là bất hợp pháp, và Trung Quốc sẽ đơn phương tuyên bố ngược lại, như thường lệ, hay chúng ta sẽ đưa vấn đề ra tòa để cho tòa tuyên bố rằng các hành động của Trung Quốc là bất hợp pháp?

* Theo ông, Việt Nam phải giành công lý về phía mình bằng cách nào?

- Theo quan điểm của Việt Nam thì vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hai lập luận Việt Nam có thể dùng cho quan điểm này là vị trí này cách đất liền Việt Nam và đảo Lý Sơn dưới 200 hải lý, và vị trí này cách các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam dưới 200 hải lý.

Nhưng không thể không nói đến quan điểm đối phương có thể có, tức là “vị trí của giàn khoan nằm trong vùng biển thuộc Trung Quốc”. Hai lập luận Trung Quốc có thể dùng cho quan điểm này là vị trí này cách đảo Hải Nam dưới 200 hải lý, và vị trí này cách các đảo thuộc quần đảo “Tây Sa của Trung Quốc” dưới 200 hải lý.

Khó khăn pháp lý là hiện nay không có tòa án hay tòa trọng tài nào có thẩm quyền để xác định quần đảo Hoàng Sa thuộc về nước nào, không có tòa nào có thẩm quyền để vạch ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước, hoặc xác định vùng đặc quyền kinh tế thuộc quần đảo Hoàng Sa vươn ra đến đâu. Như vậy tức là không có tòa nào có thẩm quyền để công nhận quan điểm của Việt Nam hay Trung Quốc.

Nhưng tôi cho rằng Việt Nam vẫn có thể đạt được phán quyết của tòa cho rằng hai loại hành động trên của Trung Quốc là bất hợp pháp, bằng cách chứng minh rằng vị trí của giàn khoan là vị trí trong tình trạng tranh chấp. Tất nhiên chúng ta cũng chứng minh vị trí đó thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng tòa sẽ không có thẩm quyền để công nhận chứng minh đó, mà chỉ có thẩm quyền để công nhận rằng vị trí của giàn khoan là vị trí trong tình trạng tranh chấp.

Như vậy, mặc dù chiến thắng pháp lý đó không phải là tận gốc, nhưng nó cũng đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam.

* Tức là kiện ra tòa án quốc tế? Đó có phải là phản ứng phù hợp nhất để giữ được chủ quyền và hòa bình?

- Trong cuộc đối đầu cụ thể này, tôi nghĩ nên đơn phương kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế. Giả sử Trung Quốc có nhượng bộ hay xoa dịu đi nữa cũng sẽ không nhiều, trong khi họ sẽ đòi nhượng bộ khác. Và không có gì để bảo đảm trong tương lai họ sẽ không tái phạm hay leo thang.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần tranh thủ sự ủng hộ của các nước khác, cũng như tiến tới một loại quan hệ nhất định với một số nước, cho dù về mặt chính thức có thể không phải là quan hệ đồng minh.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Giàn khoan Trung Quốc hoạt động tại biển VN là bất hợp phápTrung Quốc phải đưa giàn khoan ra khỏi Việt NamTàu Trung Quốc 3 lần tấn công tàu Việt NamBáo chí quốc tế chỉ trích Trung Quốc hiếu chiến“Mọi sự chịu đựng đều có giới hạn”

PHẠM VŨ thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên