Chủ nhật, ngày 28 tháng 2 năm 2021
Vì sao điều chỉnh 4 bộ SGK lớp 1 của NXB Giáo Dục?
TTO - Hôm qua 12-12, thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết đã nhận báo cáo kết quả rà soát và đề xuất điều chỉnh một số nội dung trong 4 bộ SGK của NXB Giáo Dục VN.

Giáo viên Trường tiểu học Kỳ Đồng (TP.HCM) thảo luận chọn sách giáo khoa trước năm học mới - Ảnh: NHƯ HÙNG
Trước đó, NXB Giáo Dục VN đã có văn bản gửi Bộ GD-ĐT báo cáo kết quả rà soát các bộ SGK lớp 1 do đơn vị này xuất bản và xin ý kiến về hướng điều chỉnh.
Chủ yếu SGK Tiếng Việt
Bốn bộ SGK lớp 1 của NXB Giáo Dục VN là Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục đã được thẩm định và được gần 70% số trường học cả nước lựa chọn trong năm học này.
Theo kết quả rà soát, tất cả các bộ SGK lớp 1 của NXB Giáo Dục đều có những nội dung được đề xuất điều chỉnh. Trong đó chủ yếu là nội dung SGK Tiếng Việt tập 1 và tập 2. Bộ SGK được đề xuất điều chỉnh nhiều nhất là bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
Cũng theo kết quả này, đây là những nội dung do đội ngũ tác giả chủ động rà soát trên cơ sở lắng nghe phản ảnh của dư luận nhằm điều chỉnh từ ngữ trong một số câu văn để nội dung được hay hơn; điều chỉnh số lượng âm/vần trong một số bài học để giảm tải khối lượng kiến thức học sinh cần tiếp nhận trong bài học đó, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức dạy và học...
Chỉnh sửa khi tái bản sách vào năm học tới
Liên quan đề xuất trên, Bộ GD-ĐT cho rằng việc rà soát, điều chỉnh SGK là trách nhiệm của NXB cùng tác giả theo quy định. Hoạt động này không chỉ diễn ra ở VN mà phổ biến cả ở các quốc gia khác. Đối với SGK của chương trình giáo dục phổ thông năm 2000, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo NXB thực hiện việc rà soát để kịp thời điều chỉnh những nội dung đã lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế và cập nhật những tri thức - tiến bộ khoa học mới nhằm hỗ trợ tốt nhất việc dạy và học của giáo viên, học sinh. Theo đó, SGK của chương trình giáo dục phổ thông năm 2000 đã có hàng chục lần điều chỉnh, tái bản.
Bộ GD-ĐT cho rằng tại Luật giáo dục 2019 cũng quy định nội dung "chỉnh sửa SGK giáo dục phổ thông", trong đó có quy định bộ trưởng Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm "quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK giáo dục phổ thông". Thông tư 33/2017 của Bộ GD-ĐT có riêng điều 9 quy định cụ thể quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK. SGK biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 phải tuân thủ điều khoản này nói riêng và các quy định khác của thông tư 33. Việc rà soát, chỉnh sửa SGK lớp 1 hiện nay dựa trên cơ sở thực tế triển khai và ý kiến góp ý cũng nằm trong quy định như nói trên.
NXB Giáo Dục VN dự kiến chỉnh sửa các nội dung đã rà soát khi tái bản sách vào năm học tới vì cho rằng những nội dung đã thống kê trong báo cáo gửi Bộ GD-ĐT không sai, nhưng điều chỉnh để đảm bảo chất lượng hơn.
Bộ GD-ĐT sẽ thẩm định
Đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định: "Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức thẩm định. Căn cứ trên kết luận của Hội đồng thẩm định quốc gia, Bộ GD-ĐT sẽ ra quyết định cho phép điều chỉnh SGK lớp 1 để NXB kịp thời phối hợp với các địa phương, cơ sở giáo dục phổ thông sử dụng SGK hướng dẫn giáo viên, học sinh dạy học hiệu quả, kịp thời trong năm học này và thực hiện điều chỉnh các nội dung trong các lần in tái bản".
-
TTO - Liên tiếp trong những ngày cuối tháng 2-2021, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã vận động thành công 2 bị can bị truy nã đặc biệt về hành vi “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” ra đầu thú.
-
TTO - Một người đi xét nghiệm ngẫu nhiên theo yêu cầu của đơn vị tuyển dụng việc làm và được Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu thông báo dương tính với SARS-CoV-2. Chính quyền tỉnh Bạc Liêu đang họp khẩn.
-
TTO - Sáng 28-2, ông Đoàn Tấn Bửu - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 - cho biết đã cho học sinh của huyện Hồng Ngự, huyện Tân Hồng và TP Hồng Ngự nghỉ học một tuần từ 1-3 đến 6-3.
-
TTO - Quân đội Myanmar sa thải đại sứ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc Kyaw Moe Tun với lý do 'phản bội đất nước' sau phát biểu mới đây của ông. Nhưng liệu họ có quyền sa thải người được chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi ủy nhiệm?
-
TTO - Những ngày qua, có nhiều người dân nợ tiền sử dụng đất được ghi trong “sổ đỏ” nháo nhào làm thủ tục trả nợ cho Nhà nước. Tuy nhiên, theo quy định, tùy vào thời điểm nợ mà cần và nên đóng trước ngày 1-3. Vậy ai không cần phải trả nợ gấp?
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận