16/01/2020 12:16 GMT+7

Vì sao công viên nước lớn nhất Hà Nội xây hoành tráng xong bị đập bỏ?

B.NGỌC
B.NGỌC

TTO - Lực lượng liên ngành quận Hà Đông, Hà Nội gồm công an, tư pháp, quản lý đô thị, và đội quản lý trật tự xây dựng đang tiến hành cưỡng chế, phá dỡ công viên nước Thanh Hà - công viên nước lớn nhất thủ đô - sau 6 tháng đưa vào khai thác.

Vì sao công viên nước lớn nhất Hà Nội xây hoàng tráng xong bị đập bỏ? - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng quận Hà Đông phá dỡ công viên nước Thanh Hà sau gần 1 tháng ra quyết định cưỡng chế - Ảnh: B.N

Trước đó, cuối tháng 12-2019, UBND quận Hà Đông đã ban hành quyết định 5079 cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả đối với Công ty CP phát triển địa ốc Cienco5 (công ty con do Tập đoàn Mường Thanh sở hữu hơn 95% cổ phần), chủ đầu tư công viên nước Thanh Hà, vì xây dựng công trình không phép.

Bên cạnh đó, kể từ khi đưa vào khai thác hồi tháng 6-2019, công viên nước Thanh Hà cũng để xảy ra 2 vụ trẻ em bị chết do đuối nước.

Công viên nước Thanh Hà được Công ty CP phát triển địa ốc Cienco5 xây dựng trên lô đất A2.2 CCĐT01 thuộc khu đô thị Thanh Hà - Cienco5, phường Phú Lương, quận Hà Đông, TP Hà Nội.

Quần thể công viên nước Thanh Hà được xây dựng gồm bể bơi bốn mùa và nhà thi đấu đa năng, là khu vui chơi được đầu tư khá đồng bộ, hiện đại. Phía bên ngoài công viên được thiết kế, xây dựng với kiến trúc như tường thành của tòa lâu đài.

Công viên nước có 9 hạng mục trò chơi mạo hiểm, tốc độ như đường trượt 4 làn, đường trượt xoắn ốc, vòng xoáy khổng lồ, sông lười, hố đen vũ trụ, máng trượt, khu tạo sóng nhân tạo.

Vì sao công viên nước lớn nhất Hà Nội xây hoàng tráng xong bị đập bỏ? - Ảnh 2.

Để tồn tại xây dựng không phép, sai phép rồi phá dỡ là một sự lãng phí - Ảnh: B.N

Ông Dương Ngọc Thỏa - phó chủ tịch UBND phường Phú Lương, quận Hà Đông - cho biết toàn bộ công trình công viên nước này xây dựng không có giấy phép, xây dựng trái phép nên bị phá dỡ theo quy định pháp luật. UBND quận Hà Đông là cơ quan ra quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình.

Cũng theo ông Thỏa, những văn bản liên quan đến việc yêu cầu tự phá dỡ, thông báo cưỡng chế phá dỡ đã được gửi đến chủ đầu tư trước đó. Tuy nhiên, chủ đầu tư không thực hiện tự tháo dỡ công trình nên buộc phải cưỡng chế.

Vì sao công viên nước lớn nhất Hà Nội xây hoàng tráng xong bị đập bỏ? - Ảnh 3.

Nhiều hạng mục trong công viên nước vừa xây dựng xong đã bị phá nát - Ảnh: B.N

Ông Tống Văn Nga, phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng việc cưỡng chế, phá dỡ công viên nước Thanh Hà là giải pháp xử lý sai phạm trật tự xây dựng đã diễn ra, gây lãng phí nguồn lực của xã hội.

Đồng ý rằng hành vi xây dựng sai phép cần phải được xử lý nghiêm khắc để tránh tái diễn nhưng ông Tống Văn Nga cũng khẳng định cần xem lại trách nhiệm của các cơ quan quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hà Đông khi một công trình lớn như vậy có thể xây dựng không phép nhưng vẫn được chấp thuận cho vận hành khai thác, rồi sau đó vội vàng đập bỏ.

Cũng theo ông Nga, tình trạng xây dựng không phép do buông lỏng quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, như tại công viên nước Thanh Hà, thời gian qua diễn ra tại nhiều địa phương. hành vi này cần phải được ngăn chặn ngay từ đầu, trường hợp cần thiết buộc phải điều chỉnh lại toàn bộ quy hoạch xây dựng đô thị cho phù hợp, không thể để xây xong rồi đập bỏ, rất lãng phí.

Vì sao công viên nước lớn nhất Hà Nội xây hoàng tráng xong bị đập bỏ? - Ảnh 4.

Công viên nước Thanh Hà trước khi bị phá dỡ - Ảnh: B.N

Bé trai 6 tuổi chết đuối ở sông lười tại công viên nước Thanh Hà Bé trai 6 tuổi chết đuối ở sông lười tại công viên nước Thanh Hà

TTO - Trong lúc vui chơi tại công viên nước Thanh Hà (quận Hà Đông, Hà Nội), bé trai 6 tuổi bị chết đuối. Cách đây gần 3 tháng rưỡi, 1 bé trai khác cũng bị chết đuối khi chơi ở sông lười của công viên nước này.

B.NGỌC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên