29/08/2014 03:33 GMT+7

Văn bản Khánh Ly cung cấp "mơ hồ"?

HÀ HƯƠNG
HÀ HƯƠNG

TTO - "Tôi là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đồng ý cho Khánh Ly sử dụng những bài hát của tôi. Tiền tác quyền là 5000 USD”, - đó là nội dung văn bản được ca sĩ Khánh Ly gửi đến báo chí chiều 27-8.

Phóng to
Ca sĩ Khánh Ly tại live show Khánh Ly ở Đà Nẵng - Ảnh: AN BẢO

Văn bản được lập ngày 22-5-2000, được coi là thủ bút của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Văn bản cho phép này cũng không nói rõ ca sĩ Khánh Ly được sử dụng tác phẩm trong chương trình nào, thời hạn trong bao lâu. Đi kèm là bản chứng thực chuyển nghĩa sang tiếng Anh được thực hiện ở California (Mỹ) ngày 28-7-2001.

Bình luận về những nội dung này, nhạc sĩ Phó Đức Phương (GĐ Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam) khẳng định: Thông tin trong bản viết tay này mơ hồ, không xác định được thời gian và phạm vi sử dụng.

Trong khi đó, luật sư Trần Anh Dũng (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng: Xét về mặt pháp luật thì bản viết tay được cho là của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, được ca sĩ Khánh Ly công bố ngày 27-8 không có hiệu lực. Văn bản này lập năm 2000 nghĩa là sẽ áp dụng pháp luật thời điểm đó.

Tại thời điểm năm 2000, quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại được điều chỉnh riêng rẽ chứ không như hiện nay (Bộ Luật Dân sự được coi là luật gốc, các quan hệ thương mại chuyên ngành vẫn có thể áp dụng Bộ Luật Dân sự nếu không có quy định khác).

Tuy nhiên, về phạm vi điều chỉnh thì giao dịch này không thuộc hành vi thương mại theo Luật Thương Mại năm 1997 và không thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế (giữa pháp nhân- pháp nhân và cá nhân có đăng ký kd). Do đó, tại thời điểm năm 2000 giao dịch này chỉ thuần dân sự và áp dụng Bộ Luật Dân sự mà thôi.

“Theo Điều 768 Bộ luật dân sự 1995 thì Hợp đồng sử dụng tác phẩm phải có những nội dung chủ yếu mà văn bản viết tay của Trịnh Công Sơn không có được (1- Hình thức sử dụng tác phẩm; 2- Phạm vi, thời hạn sử dụng tác phẩm; 3- Mức nhuận bút hoặc thù lao và phương thức thanh toán; 4- Trách nhiệm của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng; 5- Các nội dung khác do các bên thoả thuận)."

"Trong khi đó theo Điều 15 khoản 1 Nghị định 76/CP 1996 về Quyền tác giả: "Hợp đồng sử dụng tác phẩm phải được ký kết phù hợp với các quy định tại các Điều 767, 768 của Bộ luật và phải theo mẫu hợp đồng sử dụng tác phẩm do Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành".

Nghĩa là về mặt pháp lý thời điểm năm 2000, thì văn bản của Trịnh Công Sơn không đủ điều kiện về cả nội dung và hình thức để có hiệu lực pháp lý như một hợp đồng sử dụng tác phẩm”, ông Dũng nói.

Cũng theo luật sư Trần Anh Dũng, đây là giao dịch song phương. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho phép Khánh Ly sử dụng ca khúc của mình. Khánh Ly trả tiền tác quyền 5.000 USD. Tức là với giao dịch này, hai bên có quyền và nghĩa vụ với nhau, không phải hành vi pháp lý đơn phương. Đây cũng không phải là thừa kế.

Xem thêm

Đồng Dao trả 250 triệu phí tác quyền cho liveshow Khánh Ly
Thu - nộp tác quyền: mỗi bên mỗi lý
Bay từ Hà Nội vào Đà Nẵng để đòi tiền bản quyền
Đêm nhạc Khánh Ly: gần 200 triệu đồng tiền bản quyền

HÀ HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên