Phóng to |
Lễ ký hợp đồng mua bán nợ xấu giữa Ngân hàng Agribank và công ty quản lý tài sản (VAMC) |
Hiện nay, VAMC đã nhận được đơn đăng ký bán nợ xấu của hơn 10 tổ chức tín dụng. Điều đáng nói là có cả những tổ chức tín dụng có nợ xấu dưới 3% cũng đề nghị được bán nợ cho VAMC.
“Hiện VAMC đã lên kế hoạch phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Chắc chắn từ nay đến cuối năm, VAMC sẽ mua khoảng 30.000 tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng” - ông Hùng khẳng định.
* Ông cho biết cụ thể kế hoạch VAMC sẽ mua 30 ngàn tỷ nợ xấu từ nay đến cuối năm?
- Tính đến nay, VAMC đã nhận hồ sơ bán nợ xấu của 7 tổ chức tín dụng, trong đó có cả các tổ chức tín dụng lớn của nhà nước. Tôi cho rằng các tổ chức tín dụng cần cơ cấu lại các khoản nợ để bán cho VAMC. Việc VAMC không phải mua nợ xong để đấy hoặc bán để phát mại mà VAMC sẽ cơ cấu lại để DN ổn định và phát triển.
Cụ thể, sau khi bán khoản nợ xấu của doanh nghiệp cho VAMC, doanh nghiệp có thể sẽ tiếp tục được vay vốn nếu đáp ứng đủ điều kiện và có phương án kinh doanh khả thi. Đồng thời sau khi bán nợ cho VAMC, tổ chức tín dụng có thể dùng trái phiếu đặc biệt tái cấp vốn ở Ngân hàng nhà nước để phục vụ mục đích đầu tư ngược trở lại cho nền kinh tế.
Nói tóm lại, mục đích VMAC mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng là nhằm tạo tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bằng việc cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, nếu như VAMC không mua nợ xấu của tổ chức tín dụng thì việc bán tống khoản nợ sẽ gây thất thoát rất lớn. Bản thân các doanh nghiệp sẽ rất thiệt và tổ chức tín dụng cũng khó thu được nợ.
* Việc bán nợ cho VAMC, các tổ chức tín dụng có lợi gì?
- Thứ nhất, lợi ích mà các tổ chức tín dụng khi bán nợ cho VAMC thì không phải trích dự phòng rủi ro là 100 %, mà mỗi năm chỉ phải trích 20%. Thứ hai: khi bán nợ xấu cho VAMC, tổ chức tín dụng được sử dụng trái phiếu đặc biệt để tái cấp vốn ở Ngân hàng nhà nước. Thêm nữa, việc bán nợ xấu cũng còn là cơ hội để các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại chính mình để từng bước ổn định hoạt động. Ngoài ra, một điều cũng rất quan trọng đối với các tổ chức tín dụng là qua việc bán nợ, tổ chức tín dụng sẽ giảm được tỷ lệ nợ xấu, nâng được vị thế, hệ số tín nhiệm của mình trên thị trường.
* Đâu sẽ là khó khăn nhất trong việc thương thảo mua nợ xấu?
- Quan trọng là hồ sơ khoản nợ phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện quy định. Đơn cử là việc phân loại nợ đã trích dự phòng rủi ro là bao nhiêu để xác định giá trị khoản nợ.
* Đã có khách hàng nước ngoài quan tâm đến khoản nợ nào chưa?
- Đây là vấn đề rất quan trọng. Có khách hàng nước ngoài cũng đặt vấn đề với VAMC là mua lại tài sản mà VAMC mua của các tổ chức tín dụng. Nhưng chúng ta phải thận trọng, mục đích cuối cùng là quyền lợi của các tổ chức tín dụng, của doanh nghiệp vì vậy, không phải thông qua VAMC mà bán lại tài sản của DN, tổ chức tín dụng với một giá rẻ cho các tổ chức quốc tế.
Xin cảm ơn ông!
Hơn 2.500 tỷ đồng nợ xấu được bán cho VAMC Chiều nay, tại Hà Nội, lễ ký hợp đồng mua nợ xấu đầu tiên của công ty Quản lý tài sản (VAMC) đã được tổ chức. Theo đó, VAMC đã mua tổng giá trị của 11 khoản nợ xấu là 2. 534 tỷ đồng của Ngân hàng Agribank. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó tổng giám đốc VAMC cho biết VAMC đã kiểm tra và đồng ý mua tổng số nợ xấu trên với giá 1.723 tỷ đồng. VAMC sẽ trả cho Agribank bằng trái phiếu đặc biệt do công ty này phát hành. Theo đó, Agribank sẽ tái cấp vốn số trái phiếu này tại Ngân hàng nhà nước để có nguồn tiếp tục cho vay lại dự án hiệu quả. Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch hội đồng thành viên của Ngân hàng Agribank, tới đây, Agribank sẽ tiếp tục bán nợ xấu cho VAMC. Việc bán khoản nợ xấu cho VAMC đợt này, Agribank giảm được 7,56% tổng nợ xấu của toàn hệ thống. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận