19/02/2021 07:50 GMT+7

Vắc xin COVID-19: Không phải chuyện có hay chưa mà là nước nào có

TS NGUYỄN THÀNH TRUNG
TS NGUYỄN THÀNH TRUNG

TTO - Hiện nay mối bận tâm của thế giới không còn là câu chuyện liệu vắc xin đã được sản xuất hay chưa, mà là quốc gia nào có thể tiếp cận được vắc xin theo cách nhanh nhất và công bằng nhất.

Vắc xin COVID-19: Không phải chuyện có hay chưa mà là nước nào có - Ảnh 1.

Vắc xin AstraZeneca được nhiều nước chọn vì dễ bảo quản - Ảnh: REUTERS

Thế giới đã chia thành hai cực rõ rệt khi 10 quốc gia chiếm tới 75% vắc xin chủng ngừa COVID-19, trong khi cực còn lại chứng kiến tới 130 nước chưa có vắc xin. Vấn đề không có dấu hiệu dễ giải quyết nếu không có một giải pháp toàn cầu.

Cơn đại dịch COVID-19 càng thúc đẩy sâu sắc sự bất bình đẳng giàu nghèo khi các quốc gia thu nhập thấp không chỉ vật lộn với hệ thống y tế công cộng yếu kém, mà còn thiếu hụt khả năng tiếp cận nguồn cung vắc xin nếu không có sự giúp đỡ từ các thiết chế chính trị khác. 

Chính vì vậy mới đây, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Guterres đã kêu gọi Kế hoạch tiêm chủng toàn cầu (Global Vaccination Plan) khẩn cấp nhằm thúc đẩy việc phân phối vắc xin một cách công bằng.

Thật ra sáng kiến của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Guterres không phải là giải pháp toàn cầu đầu tiên. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có một kế hoạch đầy tham vọng mang tên COVAX nhằm mua và phân phối vắc xin virus corona cho các quốc gia nghèo nhất trên thế giới cùng lúc với các quốc gia giàu có. 

Tuy nhiên, kế hoạch này cho đến giờ được coi là thất bại khi các nước nghèo vẫn chưa tiếp cận được vắc xin. Các nước giàu vẫn giành thế chủ động trong việc sản xuất và mua tích trữ vắc xin. 

Khi các quốc gia thu nhập thấp không thể tự chủ được sản xuất vắc xin thì họ hầu như không còn cách nào khác ngoài việc lệ thuộc vào các sáng kiến từ các thể chế quốc tế để có thể vượt qua đại dịch COVID-19.

Chính các thể chế quốc tế trên cũng lệ thuộc vào nguồn tiền tài trợ từ các quốc gia giàu có để có thể thực hiện các sáng kiến của mình. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Guterres nhấn mạnh các nền kinh tế lớn G20 cần phải đảm nhiệm vai trò lãnh đạo chương trình tiêm vắc xin toàn cầu. 

Tương tự, chương trình COVAX của WHO hiện cũng nhờ vào nguồn tài trợ từ các quốc gia giàu có để mua và phân phối vắc xin. Chương trình này đã huy động được gần 3 tỉ đôla từ Chính phủ Mỹ và hơn 700 triệu đôla từ Chính phủ Anh.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ đơn giản là tài chính. Lợi ích quốc gia trộn lẫn với chính trị trong nước đang ngày càng chia rẽ của các nước giàu, khiến nỗ lực trong việc phân phối vắc xin tới tất cả các quốc gia trên toàn cầu ngày càng khó khăn hơn. 

Chủ nghĩa dân tộc vắc xin trỗi dậy khiến chính phủ các quốc gia đang sản xuất vắc xin phải tích trữ nguồn cung cho người dân của mình. 

Ngoài ra, lãnh đạo các nước giàu không thể nghĩ nhiều tới các quốc gia khác nếu việc tiêm chủng phổ quát cho người dân của họ không hoàn tất. Thành công trong chống dịch COVID-19 đồng nghĩa với việc nhiều cơ may chiến thắng cho đảng chính trị của họ trong cuộc bầu cử sắp tới.

Hơn bao giờ hết, cộng đồng quốc tế lúc này cần có cái nhìn rộng mở trong cách tiếp cận. Chủ nghĩa biệt lệ hay dân tộc vị kỷ sẽ không giúp gì cho chính quốc gia đó và thế giới bởi vì COVID-19 sẽ không hoàn toàn được loại trừ nếu chỉ có một số quốc gia được tiêm chủng.

Philippines, Indonesia sắp nhận vắcxin từ COVAX Philippines, Indonesia sắp nhận vắcxin từ COVAX

TTO - Sau rất nhiều nỗ lực, COVAX - sáng kiến nhằm đảm bảo cơ hội tiếp cận công bằng vắcxin COVID-19 cho tất cả quốc gia trên thế giới - đã chính thức khởi động đầu tuần này với ít nhất 18 nước sẽ nhận được những lô vắcxin COVID-19 đầu tiên.

TS NGUYỄN THÀNH TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên