25/08/2022 17:48 GMT+7

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung đầy đủ hành vi bạo lực gia đình

THÀNH CHUNG
THÀNH CHUNG

TTO - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội chuyên trách về dự án Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), trong đó có thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp xã, biện pháp 'thực hiện công việc phục vụ cộng đồng'.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung đầy đủ hành vi bạo lực gia đình - Ảnh 1.

Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8-2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Ảnh: P.T.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa ký thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Dự án luật này vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp chuyên đề về pháp luật tháng 8.

Theo thông báo kết luận Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ bản tán thành với báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình, chỉnh lý và dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10-2022), Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật tiếp tục phải bảo đảm cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách về xây dựng gia đình trong tình hình mới, tiếp tục bám sát phương pháp tiếp cận quyền con người, bảo đảm quyền con người.

Đồng thời đáp ứng yêu cầu phát sinh trong thực tiễn và khắc phục những bất cập trong các quy định luật hiện hành, bảo đảm tính khả thi với đối tượng là người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung vào dự luật các loại hành vi bạo lực gia đình, tránh bỏ sót hành vi vi phạm, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi bạo lực gia đình được đánh giá có diễn biến nghiêm trọng với nhiều hình thức tinh vi, phức tạp.

Về bổ sung thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp xã và tòa án tự mình ra quyết định cấm tiếp xúc, bổ sung biện pháp "thực hiện công việc phục vụ cộng đồng" và một số nội dung khác đã được chỉnh lý trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung báo cáo đánh giá tác động, tính khả thi của quy định, đồng thời bảo đảm tính thống nhất với hệ thống pháp luật và tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. 

Trước đó trong dự thảo luật đã quy định về việc "thực hiện công việc phục vụ cộng đồng". Theo đó người từ đủ 18 tuổi trở lên, đã áp dụng biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa tới mức bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ phải thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.

Công việc bao gồm tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc các công trình công cộng khác; tham gia các công việc khác cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng.

Thời gian thực hiện công việc phục vụ cộng đồng mỗi lần không quá 24 giờ và không quá 8 giờ mỗi ngày.

Vợ lấy luôn thẻ ATM của chồng, cha mẹ bắt con đi học thêm suốt có phải bạo lực gia đình? Vợ lấy luôn thẻ ATM của chồng, cha mẹ bắt con đi học thêm suốt có phải bạo lực gia đình?

TTO - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng nói việc nhận diện hành vi cụ thể có phải là bạo lực gia đình không là rất khó, nên cơ quan soạn thảo cố gắng phân làm 4 nhóm và nhận diện thành 16 biểu hiện như dự thảo luật sửa đổi.

THÀNH CHUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên