Gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể
Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn, giảng viên Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết nước chiếm khoảng 50% - 70% trọng lượng cơ thể, có khả năng cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào, giúp nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động.
Do đó, mất nước có thể khiến bạn cảm thấy uể oải, giảm huyết áp, nhịp tim tăng và sốc nhiệt…
Để tránh xảy ra tình trạng trên, nhất là trong những ngày hè nắng nóng, bạn nên đảm bảo nạp đủ nước cho cơ thể. Đây là bước đầu tiên giúp bạn chinh phục cái nắng hè oi bức. Thiếu nước sẽ khiến thân nhiệt người bệnh tăng, kích thích làm tim đập nhanh, gây tăng huyết áp.
Nhưng cũng có thể khiến cơ thể phản ứng bằng cách giãn mạch, tăng xuất tiết mồ hôi để làm giảm thân nhiệt. Điều này lại làm cơ thể mất nước, giảm thể tích tuần hoàn, nếu người cao tuổi không kịp thời uống bù đủ nước thì có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm hơn như trụy mạch, tụt huyết áp,...
Tuy nhiên, chớ nên uống quá nhiều nước lạnh, nước đá bởi nó chỉ đánh lừa cảm giác "đã khát", nhưng thực tế không làm người ta hết khát mà còn gây hại rất nhiều. Trong đó có:
- Các vấn đề về tiêu hóa: Khi chúng ta uống nước lạnh, hoạt động hấp thụ chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa để tạo ra năng lượng bị hạn chế. Điều này có thể dẫn đến mất nước. Ngoài ra, nước lạnh sẽ làm các mạch máu co lại gây cản trở hệ tiêu hóa hoạt động.
Những vấn đề thường gặp khi uống nước lạnh là đau bụng, buồn nôn, dạ dày khó chịu. Trên thực tế, khi chúng ta uống nước đá lạnh, nó không điều hòa với nhiệt độ cơ thể gây khó khăn cho việc tiêu hóa thức ăn có trong dạ dày.
- Giảm nhịp tim: Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nước lạnh có thể làm giảm nhịp tim của bạn. Uống nước đá được cho là kích thích dây thần kinh sọ thứ mười - dây thần kinh phế vị.
Dây thần kinh này là một phần quan trọng trong hệ thống thần kinh tự trị của cơ thể và nó làm trung gian cho việc giảm nhịp tim. Khi bạn uống nước lạnh, nhiệt độ thấp của nước sẽ kích thích dây thần kinh khiến nhịp tim giảm xuống.
- Xoang và nhức đầu: Uống quá nhiều đồ lạnh cũng có thể gây ra vấn đề "đóng băng não", đặc biệt khi bạn uống quá nhiều nước đá hoặc ăn kem. Khi đó, nước lạnh làm mát các dây thần kinh nhạy cảm của cột sống, do đó nó ảnh hưởng đến não. Vì lý do này, nhức đầu và các vấn đề về xoang cũng có thể xảy ra.
- Táo bón: Uống nước lạnh khiến cho thức ăn trong ruột co lại, khả năng co bóp bị ảnh hưởng, dẫn đến việc tiêu hóa của dạ dày và ruột cũng trở nên không tốt, gây ra táo bón do nước lạnh.
- Đau họng: Uống nước lạnh, đặc biệt là sau bữa ăn, dẫn đến hình thành các chất nhầy dư thừa (niêm mạc đường hô hấp), tạo thành lớp bảo vệ của đường hô hấp. Tuy nhiên, nó sẽ gây ra hiện tượng bỏng lạnh, khiến cổ họng bị đau rát và tổn thương.
Tích tụ độc tố và sinh bệnh
Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu - giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, con người chịu ảnh hưởng mật thiết của khí hậu và thời tiết, cụ thể là các yếu tố vật lý như nóng và lạnh.
Thực tế, đã có nhiều người tử vong khi tắm nước lạnh do sự thay đổi lạnh đột ngột của cơ thể. Đó là cái hại bên ngoài nhìn thấy được. Còn cái bên trong của ly nước ướp lạnh đi ngay vào tận trong cơ thể và nằm trong đó một thời gian lâu dài, tích tụ "chất độc" nhiều hơn nữa, chúng ta không nhìn thấy lại ít tin.
Nhưng ít ai ngờ thường xuyên uống nước lạnh có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm: Suyễn, đau bao tử, trĩ, lòi đom, viêm họng, viêm phế quản mãn tính, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, thấp khớp, tiểu gắt, rụng tóc, đau lưng, hỏng răng, nhức mỏi cổ, gáy, vai, nhức đầu kinh niên, giảm trí nhớ, kém mắt, nặng nề mệt mỏi, sợ lạnh, nhức răng, mụn nhọt, bệnh đường ruột…
Bởi Đông y từ xưa đã nói "Thận ố hàn" (thận ghét lạnh). Thật ra không những thận ghét lạnh mà phổi và tỳ, vị cũng sợ lạnh. Lạnh là hàn, mà hàn thì thuộc âm (âm hàn). Âm thì có liên quan đến những đen tối, lạnh lẽo, chết chóc không phá được.
Hơn nữa, thận trong Đông y rất rộng, là gốc sinh mệnh của con người chứ không chỉ đơn thuần là quả thận. Khi uống nhiều nước đá, chúng ta để lạnh tấn công liên tục, cơ thể phải hao phí năng lượng hóa giải chất lạnh khiến cơ thể càng lúc càng suy yếu và sinh bệnh.
Uống nước đá không chỉ gây hỏng men răng, thậm chí còn có thể làm nứt to và mẻ vì bị sốc nhiệt (nhiệt độ thay đổi đột ngột).
Uống nước đá không chỉ làm tăng nguy cơ viêm họng mà khi gặp lạnh, lưu thông nước trong cơ thể không tốt sẽ làm co mạch máu, làm giảm máu đi nuôi niêm mạc, ảnh hưởng tiêu hóa, kích thích đường ruột, làm cho nhu động đường ruột có thể tăng nhanh, kể cả dẫn đến co dúm ruột mà gây ra đau bụng, tiêu chảy.
Người thích đồ lạnh, ngọt dùng khi đói dễ đau dạ dày. Đặc biệt, đối với những người đang bị nhiễm vi trùng, vi rút trong vòm họng, việc uống nước lạnh, nước đá sẽ khiến bệnh nặng thêm. Hơn nữa, nếu nước "đá bẩn" còn là nguy cơ của nhiều bệnh tật.
Trẻ nhỏ đường ruột non yếu, dùng nước đá dễ sinh bệnh. Người già, nhất là những người bệnh tim mạch cũng không nên dùng nước đá bởi nước đá ngoài việc gây bất ổn cho dạ dày, còn dẫn đến co dúm mạch máu não, từ đó dẫn đến cơn đau thắt tim.
Người khỏe mạnh cũng nên dùng hạn chế nước đá, có thể dùng nước chín nguội cho vào tủ lạnh, thời gian tốt nhất không quá 2 giờ, hay dùng tay sờ thử thấy cảm giác hơi lạnh là được
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận