07/09/2024 07:21 GMT+7

Từng nhận học bổng Tiếp sức đến trường như 'phao cứu sinh', Hiếu Ân đã thành kỹ sư an toàn bức xạ

Hơn chục năm trước, giữa lúc quay cuồng với câu hỏi tiền đâu đi học, Đống Văn Hiếu Ân đã nghĩ tới chuyện bỏ cuộc, thôi không dám đeo đuổi giấc mơ đại học. Và bạn đã nhận được học bổng Tiếp sức đến trường như 'phao cứu sinh'.

Từng nhận học bổng Tiếp sức đến trường như 'phao cứu sinh', Thiên Ân đã thành kỹ sư an toàn bức xạ - Ảnh 1.

Hiếu Ân hiện phụ trách an toàn bức xạ tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á - Ảnh: NVCC

Học bổng Tiếp sức đến trường đã tới như một điều diệu kỳ trong cuộc sống. Hiếu Ân giờ đang là kỹ sư phụ trách an toàn bức xạ tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (huyện Củ Chi, TP.HCM).

Quá trình làm việc, Hiếu Ân cho thấy có trình độ chuyên môn tốt. Trong vai trò kỹ sư vật lý hạt nhân phụ trách an toàn bức xạ của bệnh viện, bạn rất năng nổ và không ngại khó khăn.
Bác sĩ CKII LÊ ANH PHƯƠNG (trưởng khoa xạ trị và y học hạt nhân, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á)

Học bổng Tiếp sức đến trường như phao cứu sinh

Năm Ân học lớp 11, biến cố ập đến gia đình. Lúc chặt củi khô, mẹ Ân bị vụn cây bắn vào mắt. Qua nhiều lần phẫu thuật tiêu tốn thời gian và không ít tiền bạc song bà không còn khả năng lao động như trước.

Vườn cây ăn trái diện tích vốn đã nhỏ lại không có người chăm sóc nên thường xuyên mất mùa. Thu nhập của gia đình gián đoạn, cha Ân phải bươn chải làm thuê đủ thứ việc, đụng gì làm nấy mà vẫn không đủ trang trải.

Đó cũng là lúc Ân nhận kết quả trúng tuyển Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) và Trường ĐH Cần Thơ. Mừng vì sự cố gắng của bản thân và kỳ vọng của gia đình có kết quả song lo nhiều hơn bởi tiền đâu nhập học. "Nhiều đêm cả nhà cứ lên giường nằm, trằn trọc đã rồi lại thức bàn chuyện đi học của tôi. Nhiều lần mẹ khóc và nói không thể lo cho con học tiếp" - Ân nhớ lại.

Nhờ Hội khuyến học của xã, Hiếu Ân biết đến học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ và làm hồ sơ đăng ký. Với nhiều người, 5 triệu đồng chắc không nhiều nhưng với gia đình Ân thời điểm đó khoản tiền ấy lớn lắm.

"5 triệu đồng giúp tôi giải quyết được khoản tiền nhập học, một phần sinh hoạt phí ban đầu. Học bổng như chiếc phao cứu sinh, tiếp thêm động lực để tôi tự tin quyết định lên Sài Gòn nhập học" - Hiếu Ân xúc động.

Tá túc ở chùa đi học

Từng nhận học bổng Tiếp sức đến trường như 'phao cứu sinh', Thiên Ân đã thành kỹ sư an toàn bức xạ - Ảnh 3.

Đống Văn Hiếu Ân đã tốt nghiệp thạc sĩ năm 2023 - Ảnh do nhân vật cung cấp

 Ở quê Ân ngày đó hầu như mấy bạn đến tuổi có thể lao động phần lớn đều nghỉ học đi làm để lo cuộc sống trước mắt. Nhưng cha Ân thường động viên con trai cố mà học vì là con đường tốt nhất để thoát nghèo, cũng để thay đổi nhận thức của người xung quanh.

Trên chuyến xe khách chật chội rời Vĩnh Long, Hiếu Ân mang theo chiếc xe đạp, túi quần áo và hơn 2 triệu đồng lên TP.HCM. Lần đầu tiên bước ra khỏi vùng quê, mọi thứ quá bỡ ngỡ với cậu tân sinh viên.

Để đỡ gánh nặng cho gia đình, Ân đi tìm mấy ngôi chùa ở khu vực lân cận làng đại học Thủ Đức xin vào ở, may mắn được tổ đình Bửu Quang đồng ý. Mỗi ngày nếu đi xe buýt đến Trường ĐH Khoa học tự nhiên trong khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ chừng 30 phút. "Ngoài giờ đi học và làm thêm, tôi phụ công việc hằng ngày ở đó. Nhờ tình thương của chùa, tôi đã đi qua những năm đại học và học lên thạc sĩ" - Ân bộc bạch.

PGS.TS Trần Thiện Thanh, phó trưởng khoa vật lý - vật lý kỹ thuật Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), nói Hiếu Ân là cựu sinh viên, học viên cao học tiêu biểu ở bộ môn vật lý hạt nhân. Dù gia cảnh rất khó khăn song bạn thể hiện ý chí phấn đấu trong việc học, lại năng nổ tham gia hoạt động.

Ra trường nhiều năm nhưng Ân giữ kết nối với bộ môn, tích cực chia sẻ, định hướng nghề nghiệp, tạo động lực và cả giới thiệu cơ hội việc làm cho sinh viên đàn em.

"Tôi rất trân trọng những nỗ lực của Ân, thành quả của bạn ấy bước đầu đã lo được cho gia đình và còn đang đóng góp hữu ích cho xã hội" - TS Thanh chia sẻ.

Còn bác sĩ chuyên khoa II Lê Anh Phương - trưởng khoa xạ trị và y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á) - cho biết Ân đã tham gia xuyên suốt quá trình xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và hoàn thiện các thủ tục để đưa vào hoạt động khu điều trị ung bướu kỹ thuật cao của bệnh viện. Điều đó được ghi nhận qua việc lãnh đạo bệnh viện trao bằng khen nhân viên xuất sắc năm 2023 cho Ân.

Giới thiệu học bổng cho đàn em

Ngay khi báo Tuổi Trẻ khởi động chương trình Tiếp sức đến trường 2024 ngày 8-8, Ân báo liền cho cô chủ nhiệm lớp 12 Trần Xuân Lan và cô hiệu trưởng Phan Hoàng Tú Nga ở Trường THPT Lưu Văn Liệt (tỉnh Vĩnh Long) để kết nối với chương trình.

Bạn chủ động hướng dẫn các bạn tân sinh viên khó khăn là đàn em của mình nắm rõ tiêu chí tuyển chọn, chuẩn bị hồ sơ, đăng ký ứng tuyển trực tuyến. Sau vài ngày học bổng khởi động đã có hai tân sinh viên của trường này hoàn thiện giấy tờ cần thiết nộp hồ sơ xin xét học bổng.

Mời bạn đồng hành cùng Tiếp sức đến trường

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học và thiết bị học tập, quà tặng…).

Với phương châm “Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường”, “Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ” - như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.

Tiếp sức đến trường: Mẹ nhận mình cả đời thất học, con gái điểm thi hạng 26 toàn tỉnh Quảng Trị- Ảnh 4.

Mời bạn quét mã QR này để đăng ký, giới thiệu tân sinh viên khó khăn cần tiếp sức đến trường. Chương trình nhận thông tin đến hết ngày 20-9-2024

Tân sinh viên đăng ký trực tuyến ứng tuyển học bổng Tiếp sức đến trường 2024 tại địa chỉ: http://surl.li/fkfhms hoặc quét mã QR.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” - Công ty CP phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam và các câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, “Nghĩa tình Phú Yên”; các câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Tiền Giang - Bến Tre, Quảng Ngãi và Hội Doanh nhân Tiền Giang - Bến Tre tại TP.HCM, Hội tương trợ và hợp tác Đức - Việt (VSW), Công ty Nam Long, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam… cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm... cho tân sinh viên.

Từng nhận học bổng Tiếp sức đến trường như 'phao cứu sinh', Thiên Ân đã thành kỹ sư an toàn bức xạ - Ảnh 3.

Đồ họa: TUẤN ANH

Video hướng dẫn cách đăng ký cho tân sinh viên khó khăn cần giúp đỡ, cũng như cách đóng góp cho chương trình.

Mồ côi mẹ lúc 5 tuổi, ba bỏ đi, cô gái Giẻ Triêng vẫn vào đại học - Ảnh 8. Cuộc đời có phép nhiệm màu: Tôi là Lê Thảo Duyên - tân sinh viên báo chí Đại học Huế!

Nhân vật chương trình Tiếp sức đến trường báo Tuổi Trẻ 2024 - Lê Thảo Duyên, cô gái 19 tuổi với 4 lần đeo tang người thân, đã gửi đến bạn đọc bài viết như một lời tri ân. Duyên vừa nhập học, trở thành tân sinh viên báo chí ĐH Khoa học - Đại học Huế.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên