Ảnh minh họa |
Còn nhớ trước đó cũng rộ lên những thông tin thất thiệt như tin có người mang rắn lục đuôi đỏ đi thả trong các khu dân cư gây tâm lý hoang mang, hay thậm chí câu chuyện trang mạng tung tin đồn siêu bão cấp 17, dân hoang mang.
Ấy là chưa kể hàng loạt tin đồn khác không xuất phát từ mạng internet, như tin đồn CSGT ép xe, người dân té chết, giết người mổ nội tạng, bắt cóc trẻ em..., hay tin đồn tiệm vàng bán vàng non tuổi, tin đồn cướp Ngân hàng Đông Á tại Phan Thiết
Một số tin đồn dạng này lại còn được sự tiếp tay của các người dùng facebook dẫn lại, không thèm kiểm chứng đúng sai.
Tác hại của những dạng tin đồn này, khỏi cần bàn tới, vì đây là những chuyện đã biết rồi, khổ lắm, nói mãi.
Chuyện cần bàn là thái độ, là ứng xử trước những thông tin này.
Trước tiên, chuyện cá nhân mỗi người, cần một sự tỉnh táo, đừng vội hùa theo khi chưa rõ đúng sai phải trái. Trong cuộc sống thời đại số, mỗi người đều có thể trở thành một người đưa tin, thì hơn bao giờ hết, cần tìm mọi cách kiểm chứng nguồn tin, hiểu đâu là nguồn tin đáng tin cậy… và thậm chí nếu nôn nóng đưa tin, cũng cần tinh thần trách nhiệm công dân bằng cách chua thêm dòng chữ: không chắc tin này chính xác.
Nhưng chuyện xác thực một thông tin đúng sai, luôn đòi hỏi sự tham gia tích cực và khẩn trương của báo chí. Không loại trừ việc xác nhận một tin nào đó chỉ là tin đồn cũng được xem là một dạng đưa tin, mà câu chuyện về tin đồn Táo quân 2015 nêu trên là một ví dụ.
Và sau đó, chính là việc vào cuộc của báo chí điều tra, trong khả năng cho phép của mình giúp người đọc nhìn rõ toàn cảnh, thực hư của những tin đồn này là gì… để dư luận đừng đoán mò, đừng tát nước theo mưa cũng như suy luận lung tung, phức tạp thêm tình hình.
Và hơn ai hết chính là sự ứng xử khéo léo, nhanh nhẹn của cơ quan chức năng, của những người trong cuộc. Cần phải nhanh chóng dập tan những tin đồn, mà nói như đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc về luật Tiếp cận thông tin là Người dân cần thông tin “sạch” như cần không khí.
Thông tin sạch, đúng là điều cần thiết… nhưng cũng cần thiết hơn là phải nhanh. Và dĩ nhiên nhanh không đồng nghĩa với hấp tấp, nóng vội.
Thoạt nghe, có phần mâu thuẫn bởi để kiểm chứng sự đúng sai của một thông tin thì có vẻ như một câu nói của dân gian thời nay phải là “muốn nhanh thì phải từ từ”.
Nhưng kỳ thực, nhanh ở đây, chính là thái độ vào cuộc rốt ráo của người có trách nhiệm, ví dụ xác nhận là đang có tin này, tin kia… nhưng cơ quan chức năng cho rằng, đây là những thông tin cần phải có bằng chứng xác thực…
Cùng với đó là công việc nhanh chóng vào cuộc tìm hiểu sự việc và cung cấp thông tin chính xác cho báo chí. Nhanh ở đây còn có nghĩa là tiếp cận báo chí để cung cấp thông tin chính thức thay vì phải chờ đợi báo chí tìm đến.
Đúng, sai của một sự việc, thời gian sẽ trả lời… nhưng việc cung cấp/ tiếp nhận càng sớm càng tốt những thông tin chính thức luôn là điều mà bất cứ ai cũng mong nhận được và nên làm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận