CSGT xử phạt những người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm trên đường xuyên Á, Q.12, TP.HCM - Ảnh: N.C.T. |
Theo thượng tá Nguyễn Hoàng Diệp - phó trưởng PC67, đối tượng bị xử phạt trong đợt cao điểm này không chỉ đối với người điều khiển, người ngồi trên môtô, xe gắn máy mà cả người đi, ngồi trên xe máy điện, xe đạp điện, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật theo nghị định 171 của Chính phủ.
Ghi hình xử phạt nóng Đợt cao điểm xử lý người đi môtô, xe gắn máy, xe đạp máy không đội MBH hoặc đội MBH không đúng quy cách sẽ thực hiện xuyên suốt trong năm. Căn cứ vào đặc điểm tình hình vi phạm trên địa bàn đảm trách, từng đơn vị trực thuộc PC67 sẽ có phương án triển khai thực hiện sao cho hiệu quả. Đồng thời để nâng cao năng lực cưỡng chế, các đơn vị nghiệp vụ thuộc PC67 sẽ ghi hình xử phạt nóng cũng như làm cơ sở pháp lý khi người vi phạm không chấp hành. Thượng tá NGUYỄN HOÀNG DIỆP |
* Việc đội MBH như thế nào được xem là không đúng quy cách và mức xử phạt hành vi này ra sao, thưa thượng tá?
- Thông tư số 06 của liên bộ Khoa học công nghệ - Công thương - Công an - Giao thông vận tải quy định người điều khiển, người ngồi trên môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông có trách nhiệm đội MBH theo đúng quy định của pháp luật. Việc đội MBH phải thực hiện cài quai mũ theo cách: kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm. Sau khi đội MBH cần kiểm tra lại bằng cách dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng mũ lên rồi kéo ra đằng sau mà mũ không được bật khỏi đầu.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, người tham gia giao thông vi phạm thì sẽ bị xử phạt. Theo nghị định 171, hành vi vi phạm này bị xử phạt vi phạm hành chính mức 100.000 - 200.000 đồng.
* Ngoài phạt tiền, các trường hợp vi phạm nhiều lần có bị áp dụng các hình thức tăng mức xử phạt, phạt bổ sung như tạm giữ phương tiện hay không?
- Theo Luật xử lý vi phạm hành chính thì mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Tuy nhiên nếu vi phạm nhiều lần về quy định không đội MBH hoặc đội MBH không đúng quy cách thì mức tiền phạt áp dụng sẽ cao hơn, thậm chí có thể bị áp dụng mức tối đa khung tiền phạt của hành vi vi phạm này là 200.000 đồng. Bên cạnh đó, căn cứ nghị định 171 ngoài việc bị phạt tiền sẽ tạm giữ phương tiện bảy ngày đối với người dưới 16 tuổi vi phạm hành vi không đội MBH khi đi môtô, xe máy hoặc đội MBH mà không cài quai đúng quy cách. Đối với trường hợp học sinh vi phạm, lực lượng chức năng sẽ gửi thông báo vi phạm về trường học để có biện pháp phối hợp với gia đình giáo dục, nhắc nhở các em.
* Trước khi thực hiện đợt ra quân xử phạt lần này, PC67 có tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân không?
- Từ khi thông tư liên tịch 06 và nghị định 171 ban hành (đầu năm 2014), thực hiện sự chỉ đạo ban giám đốc Công an TP, PC67 đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền cho người dân các quy định về việc sử dụng MBH cho người đi môtô, xe gắn máy, xe đạp máy. Trước khi triển khai thực hiện cao điểm xử phạt các vi phạm về sử dụng MBH cho người đi môtô, xe máy, PC67 cũng phối hợp cơ quan truyền thông tuyên truyền trên phương tiện thông tin nhằm vận động người dân đội MBH đúng quy chuẩn, hướng dẫn cách nhận biết MBH đảm bảo chất lượng, đúng quy chuẩn và tác dụng của việc đội MBH chất lượng... Việc ra quân xử phạt của lực lượng CSGT và hình thức xử lý nếu vi phạm chủ yếu để nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của người dân.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận