21/05/2018 12:17 GMT+7

Trung Quốc phóng vệ tinh khám phá phần tối của mặt trăng

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Trung Quốc vừa phóng vệ tinh Quequiao với mục tiêu thiết lập hệ thống liên lạc giữa mặt đất và tàu vũ trụ Chang’e-4 dự kiến được phóng lên thăm dò mảng tối của mặt trăng trong nửa sau năm nay.

Trung Quốc phóng vệ tinh khám phá phần tối của mặt trăng - Ảnh 1.

Tên lửa Long March-5 Y2 trong một lần phóng năm ngoái ở tỉnh Hải Nam - Ảnh: REUTERS

Đài CNA dẫn thông báo từ Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc cho biết vệ tinh Quequiao đã được phóng đi lúc 5g28 phút sáng nay 21-5 trên tên lửa Long March-4C từ trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tây nam Trung Quốc.

Hãng tin Tân Hoa dẫn lời bà Zhang Lihua, quản lý của dự án vệ tinh chuyển tiếp Quequiao, cho biết: "Lần phóng này là bước quan trọng với Trung Quốc trong việc hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước đầu tiên tiến hành một cuộc thám hiểm đổ bộ ở phần xa của mặt trăng".

Vệ tinh Queqiao, còn gọi là Magpie Bridge, sẽ yên vị tại quỹ đạo cách Trái đất khoảng 455.000 km và sẽ là vệ tinh liên lạc đầu tiên trên thế giới hoạt động ở quỹ đạo đó.

Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp Nga và Mỹ trở thành một cường quốc về khoa học thám hiểm vũ trụ vào năm 2030. Nước này cũng đã lên kế hoạch sẽ phóng cấu trúc trạm vụ trụ nhân tạo có người của chính họ trong năm tới.

Ngoài việc đóng vai trò là trạm liên lạc chuyển tiếp trong tương lai giữa tàu vũ trụ đổ bộ thăm dò mặt trăng và Trái đất, vệ tinh Queqiao cũng mang theo một thiết bị mới do các nhà khoa học Trung Quốc và Hà Lan cùng phát triển.

Đó là một ăng-ten radio, sẽ được đặt ở vị trí khoảng 60.000 km phía sau mặt trăng. Các nhà khoa học hy vọng thiết bị ăng-ten này sẽ thu thập và tiết lộ được những chứng cứ cho biết thêm về vũ trụ thuở sơ khai, thời điểm sau vụ nổ Big Bang khi các ngôi sao bắt đầu hình thành từ một biển khí hydro.

Trạm vũ trụ Trung Quốc đang "tăng tốc" rơi xuống Trái đất Trạm vũ trụ Trung Quốc đang 'tăng tốc' rơi xuống Trái đất

TTO - Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 của Trung Quốc đang lao xuống Trái đất với vận tốc khoảng 160 m/ngày và dự kiến sẽ va chạm Trái đất cuối năm nay hoặc đầu năm sau.

D. KIM THOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên