Vốn cho DN vừa và nhỏ, chủ trương hi vọng có mâu thuẫn với thực tế? - Ảnh: Vân Nguyễn |
"Khảo sát ngành ngân hàng (NH) tại các thị trường mới nổi" năm 2014 do Ernst and Young (EY) Việt Nam công bố chiều 13-8 cho thấy, các NH kém lạc quan về cho vay đối với DN vừa và nhỏ, đồng thời triển vọng xuống mức thấp nhất trong phân khúc thị trường này.
“94% NH Việt Nam trông đợi cải thiện kết quả tài chính, nhưng nợ xấu vẫn ở mức quan ngại” được EY cho là một trong những phát hiện chính của khảo sát năm 2014.
Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu tín dụng dự kiến sẽ tăng lên nhưng với 76% số NH lo lắng về nợ xấu, viễn cảnh cho vay mới chưa nhiều tín hiệu tích cực.
Khảo sát “Kinh doanh NH ở các thị trường mới nổi” được EY - hoạt động trong lĩnh vực kế toán, thực hiện lần đầu năm 2013. Khảo năm 2014 được EY thực hiện với hơn 50 lãnh đạo NH cao cấp, hơn 9.000 khách hàng ở 11 thị trường tăng trưởng nhanh. |
Các NH thương mại tập trung vào thị trường bán lẻ nhưng không mặn mà với khu vực DN vừa và nhỏ. Triển vọng cho vay kém tích cực hơn so với khảo sát năm 2013.
Phần lớn các NH Việt Nam trông đợi cải thiện một phần tình hình kinh tế. Tuy nhiên, lãnh đạo các NH trả lời phỏng vấn quan ngại nhu cầu tiêu dùng yếu và năng suất lao động thấp có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
Thực tế, khi hệ thống NH gặp vấn đề nợ xấu, các chính phủ trên thế giới thường áp dụng những biện pháp cho vay chặt chẽ hơn. Khi đó, các NH chỉ tập trung cho những khách hàng chất lượng, như các DN lớn và cho vay cá nhân.
Ông Keith Pogson, phó tổng giám đốc phụ trách dịch vụ tài chính EY Hong Kong, cho biết các DN vừa và nhỏ là phân khúc tổn thất về tín dụng nhất đối với NH. Vì vậy, các NH “ít hào hứng hơn cũng là lẽ thường”.
DN vừa và nhỏ là một trong 5 lĩnh vực được Chính phủ chỉ đạo ưu tiên cho vay vốn. Vấn đề đặt ra, chủ trương có mâu thuẫn với những gì diễn ra trên thực tế?
Điều này, theo ông Keith Pogson, gắn liền với việc NH Nhà nước yêu cầu tỷ lệ nợ xấu phải được khống chế, do vậy các NH phải tìm đến những địa điểm cho vay ít rủi ro hơn.
Mặt khác, điều này cũng mâu thuẫn với chính sách đang áp dụng, đó là khống chế tỷ lệ nợ xấu và khống chế mức tăng trưởng tín dụng.
Ông Keith Pogson cho rằng: “Chính sách của Chính phủ với quá trình thực hiện của các NH thương mại có thể không mẫu thuẫn, mâu thuẫn chính là trong chính sách của Chính phủ yêu cầu thực hiện có những điểm chưa thực sự đồng nhất”.
Theo ông Keith Pogson, DN vừa và nhỏ là khu vực tạo ra nhiều việc làm nhưng cũng là khu vực tập trung nhiều nợ xấu nhất. Nhưng việc một mặt khuyến khích cho vay đối với khu vực này, mặt khác lại áp mức trần về tỷ lệ nợ xấu là rất khó thực hiện.
Xét về khía cạnh xã hội, các DN vừa và nhỏ của Việt Nam tạo ra động lực tăng trưởng và tạo nhiều việc làm nhất hiện nay. Ông Keith Pogson khuyến cáo: “Chính phủ cần khuyến khích cho vay đối với các DN vừa và nhỏ”.
Bài học cho tăng trưởng kinh tế Ông Keith Pogson dẫn chứng vấn đề tương tự đã diễn ra ở Trung Quốc đầu những năm 2000, thời điểm nợ xấu của các NH cao. Chính phủ Trung Quốc cũng yêu cầu khống chế tỷ lệ nợ xấu của các NH, đồng thời yêu cầu các NH gia tăng cho vay để kích thích tăng trưởng kinh tế. Các NH đã tập trung vào những đối tượng ít rủi ro hơn như khống chế tỷ lệ nợ xấu và cho vay cá nhân để khống chế các tỷ lệ nợ xấu. Những hành động này đã dẫn đến hệ quả, khối DN vừa và nhỏ của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn suốt thời gian qua và tăng trưởng của nền kinh tế cũng vì thế bị ảnh hưởng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận