04/10/2020 11:41 GMT+7

Trẻ vào lớp 1: đừng để hệ lụy về sau

TS NGUYỄN HOÀNG DŨNG - TẤN KHÔI ghi
TS NGUYỄN HOÀNG DŨNG - TẤN KHÔI ghi

TTO - Có vẻ như mỗi ngày đến trường là một ngày vui không còn đúng với những học sinh lớp 1 năm nay, khi các em phải đánh vật với con chữ trong chương trình mới.

Trước đó, trong môi trường mầm non - mẫu giáo, các con đang yên lành với sự chăm sóc có phần "thoải mái" và "dễ chịu", thì vào một sáng tinh sương phải bước vào môi trường hoàn toàn mới, khác lạ - chính thức vào lớp 1. 

Nơi ấy mới từ không gian, bối cảnh đến khác về sự chăm sóc, quan tâm: có phần hơi nguyên tắc, có chút "nghiêm khắc" hơn nơi trường cũ. Và cũng từ đây, biết bao những xáo trộn diễn ra. Có khi những xáo trộn ấy làm cho cha mẹ, thầy cô lẫn các con phải dở khóc dở cười.

Đứng trước những áp lực về chương trình, bài vở, từ giáo viên đến cha mẹ đều lo lắng rồi có khi thêm phần thúc giục, có đôi khi thêm phần áp lực lên lũ nhỏ. Chính điều này đã vô tình dẫn đẩy các con vào vòng xoáy của các lớp học thêm, rèn chữ ngay từ những tháng hè trước lớp 1.

Sự an vui của những ngày đến trường đầu đời sẽ là hành trang vững chắc cho các con có cảm nghiệm cuộc sống một cách nhẹ nhàng trong tương lai. Sự phức tạp của tư duy, nhận thức sẽ lớn dần theo biến đổi của thời gian cùng bạn bè đồng lứa. Sự gắt gao trong giai đoạn này hoàn toàn chưa cần thiết. Để làm được điều này cho các con thì thầy cô và cha mẹ cần có sự song hành thật sự.

Quan điểm thành tích hay điểm số trong giai đoạn đầu đời là thật sự không cần thiết. Một điều quan trọng là phải tìm ra được đặc điểm tâm lý và thói quen của từng trẻ là rất khác nhau. Do đó, cha mẹ và thầy cô cần nắm bắt và chia sẻ cho nhau để trẻ không bị sốc trong môi trường và phong cách đào tạo khác hẳn trường mầm non - mẫu giáo.

Bên cạnh đó, do mới bước vào trạng thái "tự lập" trong môi trường "công cộng" là lớp học với sự chung đụng của rất nhiều nhân sinh quan mới, sự tò mò sẽ thúc đẩy việc chia sẻ, trao đổi giữa các trẻ. Việc này rất tích cực để hình thành đặc tính của trí tuệ xã hội nơi các con được củng cố. Do đó, việc thường xuyên lạc mất từ cây bút chì, cục tẩy, thậm chí cái quần, cái áo... trong các lớp bán trú cũng thật bình thường.

Trẻ em vào lớp 1, những xáo trộn có phần thử thách nhưng không đáng ngại nếu người lớn là cha mẹ, thầy cô có sự phối hợp và chia sẻ kịp thời cùng nhau. Để trẻ phải stress, hay thậm chí sang chấn tâm lý đến sợ hãi đến trường, là lỗi của người lớn. 

Lớp 1 là khởi đầu rất quan trọng để các con có thể tự tin với những gì mình vốn có. Và trên nền tảng vốn có ấy, mỗi đứa trẻ sẽ viết nên cuộc đời/sự học của chúng thật thú vị.

Do đó, những sai lầm trong cách tiếp cận giáo dục trẻ lớp 1 sẽ là hệ lụy cho các con mãi đến sau này.

Con vào lớp 1, cha mẹ rối bời Con vào lớp 1, cha mẹ rối bời

TTO - “Con tôi năm nay vào lớp 1. Tôi muốn con học nhẹ nhàng thôi để có tuổi thơ nhưng lại sợ con thua bạn bè. Tôi rất phân vân, không biết nên cho con vào lớp tiếng Anh đề án, tăng cường, hay tích hợp”.

TS NGUYỄN HOÀNG DŨNG - TẤN KHÔI ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên