Tôi có thể kiện hàng xóm trong trường hợp này được không?
Bạn đọc T.A (tran****@gmail.com) gửi câu hỏi.
- Luật sư Tào Văn Dũng (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:
Xử phạt vi phạm hành chính hành vi đá bóng gây ồn ào ở lòng đường lúc nửa đêm:
Trẻ em là người dưới 16 tuổi và trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do lỗi cố ý.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Trẻ em dưới 14 tuổi thì không bị xử phạt vi phạm hành chính trừ trường hợp người vi phạm đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, quy định tại Bộ luật Hình sự thì bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Đối với trẻ em dưới 14 tuổi vi phạm hành chính thì biện pháp chính vẫn là giáo dục, uốn nắn từ gia đình kết hợp với nhà trường và chính quyền địa phương để trẻ nhận ra sai phạm của mình mà chỉnh sửa (theo quy định tại điều 1 Luật Trẻ em năm 2016, điều 11, khoản 1 điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, khoản 46 điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi bổ sung 2020).
Tuy nhiên, trẻ em khi đá bóng gây thiệt hại như: gây vỡ kính nhà người khác, gây hư hại cây cảnh… thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu (Theo quy định tại khoản 2 điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Như vậy, hành vi đá bóng ở lòng đường gây ồn ào lúc nửa đêm của trẻ em là trái quy định pháp luật, vi phạm hành chính với lỗi cố ý mà cụ thể là vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung của khu dân cư, nơi công cộng. Tùy theo độ tuổi và mức độ hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Ngoài ra, nếu trẻ em gây thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Xử phạt vi phạm hành chính hành vi chửi bới xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác:
Hành vi chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Khắc phục hậu quả: Buộc phải xin lỗi công khai, cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm.
Truy cứu trách nhiệm hình sự khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại:
Trong trường hợp chửi bới, xúc phạm danh dự nhân phẩm làm xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm người khác thì bị xử lý hình sự tội làm nhục người khác với hình phạt là: phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Trong trường hợp gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 46% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát thì mức hình phạt có thể lên đến 5 năm tù (quy định tại điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).
Trình báo cơ quan có thẩm quyền:
Theo thông tin bạn cho biết thì khi xảy ra sự việc, bạn đã trình báo tổ trưởng tổ dân phố. Việc làm này của bạn là cần thiết, tuân thủ quy định pháp luật và rất được hoan nghênh.
Để không bị đá bóng ở lòng đường gây ồn ào lúc nửa đêm và chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bạn cần làm đơn trình báo công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra sự việc. Kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ thu thập được.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận