12/02/2015 13:47 GMT+7

​Trẻ chúc tết “tròn vai”, mừng hay lo?

NGUYỆT LINH (Hà Nội)
NGUYỆT LINH (Hà Nội)

TT - Mấy hôm nay có đồng nghiệp phàn nàn rằng dạy con mãi lời chúc tết họ hàng mà con cứ “học trước quên sau”.

Chị cho rằng: “Chúc tết phải trơn tru, thành thạo thì người nghe mới vui, mới được lòng”.

Thì ra chị bắt các con phải thuộc làu làu lời chúc gần nửa trang giấy do chị sưu tầm, tổng hợp rồi viết ra giấy.

Tôi chép miệng: “Chúc tết chỉ cần chân thành chứ ai lại khuôn phép như vậy?”. Chị tròn xoe mắt: “Thời đại này ai cũng thích tiền nên đầu năm phải xếp chữ tiền lên đầu tiên, còn những cái khác đứng sau hết”!

Thực tế để ý vài năm trở lại đây, không ít trẻ đang phải bắt chước lời chúc được cha mẹ vạch sẵn để “đọc” thật to, thật lưu loát.

Nghe những lời chúc tết kiểu như “tiền vào như nước” vui thì vui thật nhưng khiến cho trẻ dễ hiểu rằng tiền là quan trọng nhất. Chính phụ huynh đề cao chữ tiền trong lời chúc, lời chúc nào cũng phải liên quan đến tiền nên đôi lúc tôi thấy hình như lời chúc tết của trẻ con bây giờ đang bị biến tướng theo lối suy nghĩ của người lớn “tiền là trên hết” như vậy.

Trẻ nghĩ rằng lời chúc phải hay, phải trơn tuột thì mới được nhận nhiều tiền lì xì. Người lớn thì tỏ ra “mát mặt” khi con chúc tụng vừa hay vừa rõ ràng, mạch lạc.

Năm ngoái đứa cháu tôi vừa bước vào lớp 1, chúc tết ông bà ngoại thế này: “Cháu chúc ông bà mạnh khỏe, học giỏi”. Dù rằng “học giỏi” không phù hợp với ông bà khi đã hơn 70 tuổi nhưng sự nhầm lẫn ngây thơ, hồn nhiên của cháu vẫn làm ông bà vui.

Dạy con những lời chúc sao cho thật hay, thật đẹp là đúng. Nhưng phụ huynh đừng tiếp tay, nhồi nhét vào suy nghĩ ngây thơ của trẻ sự thực dụng của đồng tiền qua những lời chúc. Hãy cứ để trẻ được chúc những gì trẻ muốn, được nói những lời yêu thương đúng tuổi với người thân của mình.

Tôi nghĩ trẻ mong điều gì cho ông bà, bố mẹ, cô bác thì cứ để trẻ tự nói ra dù rằng vụng về, lúng túng nhưng vẫn mang nhiều ý nghĩa tích cực. Chứ nghe trẻ chúc tết “tròn vai”, tôi chẳng biết có nên mừng hay không?

Tuần qua, chuyên mục “Giáo dục dưới mắt mọi người” và “Câu chuyện giáo dục” đã nhận được bài viết của các tác giả: Bùi Linh, Hải Linh, Nguyệt Linh, Kim Thoa (Hà Nội), Thu Phương (Nam Ðịnh), Nguyễn Văn Tú (Ðà Nẵng), Nguyễn Văn Lực (Khánh Hòa), Trần Ngọc Ðức Anh (Bình Thuận), Nguyễn Văn Công (Ðồng Nai), Lê Ngọc Hạnh (Bình Dương), Mai Ðường, Nguyễn Ðước, Lâm Văn Nhân Tiến, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Minh Thanh (TP.HCM), Lê Minh Hoàng (Tiền Giang), Lý Thanh Thảo (An Giang), cùng các bạn đọc Nguyễn Ðông, Minh Nguyễn, Trịnh Minh Giang, Nguyễn Minh Ngọc...

Mời bạn đọc tiếp tục gửi bài về cho chuyên mục qua địa chỉ email giaoduc@tuoitre.com.vn hoặc trực tiếp đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ (số 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM). Những bài viết hay, được nhiều bạn đọc quan tâm chia sẻ trong tháng sẽ được ban biên tập báo Tuổi Trẻ trao quà lưu niệm là phần thưởng trị giá 1 triệu đồng. Cuối mỗi quý, những bài viết hay nhất sẽ được trao giấy chứng nhận và phần thưởng trị giá 3 triệu đồng. 

TUI TR

NGUYỆT LINH (Hà Nội)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên