12/04/2014 04:55 GMT+7

Tranh luận chuyện học sinh góp ý thầy cô

TTO
TTO

TT - Sau bài viết “Học sinh góp ý thầy cô: nên quá đi chứ” của tác giả Trịnh Minh Giang (TP.HCM), những ngày qua trên Tuổi Trẻ Online (TTO - tuoitre.vn) tiếp tục diễn ra những tranh luận trái chiều về chủ đề này.

Cũng giống như luồng ý kiến phản hồi bài viết “Học sinh góp ý thầy cô giáo - nên hay không?” (Tuổi Trẻ ngày 8-4), phần lớn ý kiến của bạn đọc đều ủng hộ suy nghĩ của tác giả Trịnh Minh Giang và cho đây là một cách làm mới trong giáo dục.

Cụ thể, bạn đọc Đoàn Thị Lệ Thủy viết: “Theo tôi, việc nhà trường lấy ý kiến của học sinh đối với thầy cô giáo là cách làm hay, cách làm mới. Trong giáo dục chúng ta cũng cần có cái đổi mới, mặc dù đó không phải là đạo lý của dân tộc ta, nhưng cũng không nên đặt nặng như vậy vì nó cũng không làm ảnh hưởng xấu đến giáo dục. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần chắt lọc và loại bỏ những ý kiến mang tính cá nhân của một số học sinh lười học, cá biệt để nhìn nhận đánh giá người thầy, người cô một cách toàn diện hơn”.

Ủng hộ quan điểm này, bạn đọc Nguyễn Thị Thu Thảo phân tích thêm: “Con người khó hoàn hảo, thầy cô giáo cũng có những sai sót nhất định, học sinh có quyền góp ý, đặc biệt là học sinh THPT, sao lại không? Chính nhờ sự góp ý đó mà thầy cô giáo mới hoàn thiện bản thân. Dĩ nhiên phải góp ý bằng thái độ tôn trọng và thầy cô giáo phải phản hồi bằng thái độ tôn trọng...”.

Ở luồng ý kiến ngược lại, không đồng tình với việc học sinh góp ý thầy cô, cũng có không ít ý kiến cho rằng việc làm này “nói dễ nhưng làm không dễ”.

Bạn đọc Đặng Thành Tâm viết: “Có những vấn đề nhìn theo góc độ lý thuyết thì dễ nhưng đưa vào thực hiện nếu không khéo sẽ tạo nên hậu quả khó giải quyết. Góp ý thầy cô là điển hình trong trường hợp này”. Bạn đọc Huỳnh Hữu Đức cũng cho rằng: “Có lẽ ai cũng biết học sinh bây giờ vì sao khó dạy. Đừng bắc thang cho các em leo nữa. Trí não chưa hoàn thiện mà đóng góp cái gì đây?...”.

Ủng hộ quan điểm thầy phải ra thầy trò phải ra trò, bạn đọc Đoàn Nhật Trung phản biện mạnh mẽ việc học sinh góp ý thầy cô khi cho rằng “đấy là đấu tố”. Bạn đọc này phân tích: “Dựa vào đâu để cho phép học sinh làm điều đó? Hãy định nghĩa lại thầy cô là gì, học sinh là gì; trách nhiệm và quyền hạn của họ mỗi phía như thế nào là sẽ biết nên hay không nên làm?”.

Cuối cùng có một luồng ý kiến khác cho rằng thay vì mất thời gian tranh luận, phân tích nên hay không nên cho học sinh góp ý thầy cô, nếu ngành giáo dục tìm ra được câu trả lời: “Chúng ta cho học sinh quyền góp ý thì ai sẽ đảm bảo sự công bằng cho học sinh? Bạn là học sinh thì bạn có dám góp ý không?...” chắc chắn vấn đề sẽ được giải quyết từ gốc. Và ý kiến này cũng đã được nhiều bạn đọc đồng tình.

2.000

Là số ý kiến phản hồi của bạn đọc liên quan đến vụ xét xử năm công an làm chết anh Ngô Thanh Kiều, tính từ ngày đầu xét xử vụ án này đến nay, với phần lớn ý kiến cho rằng bản án chưa nghiêm. Riêng trong tuần này có 612 bạn đọc gửi ý kiến bình luận, trong đó rất nhiều bạn đọc nức lòng với thông tin Chủ tịch nước yêu cầu xử lý nghiêm vụ này.

Bàn về những thói hư tật xấu của người Việt ta trong ứng xử, giao tiếp hằng ngày ở trong nước và nước ngoài, 356 bạn đọc rất tâm đắc với chín nguyên tắc khi xuất ngoại mà anh Hoàng Mạnh Hải đưa ra cũng như chuyện nhấn còi xe, chuyện xếp hàng... Ngoài ra, bạn đọc cũng quan tâm đến chuyện “đường cong mềm mại” của đường Trường Chinh, Hà Nội và cả chuyện xe né trạm cân, chuyện gắn tấm bảng thu 5.000 đồng mỗi lần hỏi đường ở ngã tư Hai Bà Trưng - Võ Thị Sáu, quận 1, TP.HCM...

Trong tuần này đã có 3.935 lượt bạn đọc phản hồi các bài báo trên Tuổi Trẻ.

TTO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    H\u1ecdc sinh g\u00f3p \u00fd th\u1ea7y c\u00f4: n\u00ean qu\u00e1 \u0111i ch\u1ee9\u201d c\u1ee7a t\u00e1c gi\u1ea3 Tr\u1ecbnh Minh Giang (TP.HCM), nh\u1eefng ng\u00e0y qua tr\u00ean Tu\u1ed5i Tr\u1ebb Online (TTO - tuoitre.vn) ti\u1ebfp t\u1ee5c di\u1ec5n ra nh\u1eefng tranh lu\u1eadn tr\u00e1i chi\u1ec1u v\u1ec1 ch\u1ee7 \u0111\u1ec1 n\u00e0y." />