Học sinh góp ý thầy cô giáo - nên hay không?Lên Facebook nói xấu thầy côTạo kênh để học trò phản biện
Lâu nay việc giảng dạy ở nước ta thường chỉ có một chiều, từ giáo viên đến học sinh mà có rất ít sự thể hiện chiều ngược lại. Điều đó tạo ra sự thụ động, lệ thuộc của rất nhiều học sinh cả trong tư duy và cách ứng xử. Do đó, tổ chức cho học sinh góp ý chính là cách để phát huy tính năng động, ý thức trách nhiệm của học sinh đối với việc học của bản thân.
Trên thực tế, giáo viên đứng lớp cần có nhận thức về việc “thầy và trò học tập lẫn nhau” chứ không phải chỉ có học sinh mới là người học. Người thầy có thể học ở trò cả về kiến thức, cách suy nghĩ, thái độ ứng xử... để bồi bổ cho nhận thức, tư duy và quan điểm sống của mình. Tiếp xúc trên lớp, sau giờ học là một kênh quan trọng để đôi bên có thể học tập lẫn nhau, nhưng việc góp ý cũng là một kênh khác không kém ý nghĩa để người thầy có thể rút ra những bài học cho bản thân, từ đó hoàn thiện mình hơn, nâng cao chất lượng giảng dạy tốt hơn, có thái độ ứng xử với học sinh tốt hơn.
Thông qua việc góp ý, học sinh cũng bộc lộ được suy nghĩ, mong muốn của mình góp phần quan trọng vào việc xây dựng mối quan hệ tích cực giữa giáo viên nói riêng và nhà trường nói chung với học sinh. Việc học sinh góp ý giáo viên là một kênh để nhà trường, các nhà quản lý giáo dục nhận thấy những “tồn tại”, “hạn chế”, “khuyết điểm” của từng giáo viên nói riêng, của cách thức quản lý và giảng dạy của nhà trường nói chung và nhìn rộng ra hơn là của sự vận hành cả nền giáo dục.
Tóm lại, ngành giáo dục nên tổ chức cho học sinh góp ý giáo viên với hình thức phù hợp. Việc làm này có ý nghĩa thiết thực cho cả giáo viên, nhà trường và học sinh nên cần được tổ chức chặt chẽ, hợp lý, tránh hình thức, chiếu lệ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận