31/07/2017 16:05 GMT+7

TP.HCM thí điểm hệ thống cống ngăn mùi hôi

LÊ PHAN
LÊ PHAN

TTO - 338 miệng cống mới được thiết kế ngăn mùi hôi bốc ngược lên từ dưới cống sẽ được Công ty Thoát nước đô thị TP.HCM lắp đặt thí điểm trên 3 tuyến đường Lê Văn Thọ (Q.Gò Vấp), Trương Định (Q.3) và Vĩnh Khánh (Q.4).

Các nhân viên Công ty Thoát nước đô thị TP.HCM tháo dỡ hệ thống miệng cống cũ để thay thế hệ thống miệng cống ngăn mùi - Ảnh: LÊ PHAN
Các nhân viên Công ty Thoát nước đô thị TP.HCM tháo dỡ miệng cống cũ để thay thế bằng miệng cống ngăn mùi - Ảnh: LÊ PHAN

Tuyến đường Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp là tuyến đường đầu tiên được Công ty Thoát nước đô thị TP.HCM lắp thí điểm hệ thống miệng cống ngăn mùi.

Dự kiến toàn bộ hệ thống miệng cống cũ của cả tuyến đường này sẽ được thay thế bằng 113 miệng cống ngăn mùi. Hiện tại khoảng 20 miệng cống đã được lắp đặt hoàn thành.

Ông Bùi Văn Trường - Trưởng phòng Quản lý vận hành hệ thống thoát nước mưa Công ty Thoát nước đô thị cho biết hệ thống miệng cống mới được thiết kế gồm lưới sắt chặn rác trên bề mặt, bên trong là một máng nghiêng dẫn nước tới van ngăn.

Khi mưa nước sẽ gây áp lực làm van ngăn mở ra để nước thoát vào cống, khi thời tiết bình thường van sẽ đóng chặt lại ngăn không cho mùi hôi bay lên.

Trong khi đó hệ thống miệng thoát cũ trước đây được thiết kế tương tự hệ thống thoát nước tại các bồn vệ sinh. Lúc nào cũng có một lượng nước cố định để ngăn mùi, tuy nhiên lượng nước này để lâu ngày sẽ gây ra mùi và là điều kiện để xuất hiện muỗi.

Bà Nguyễn Thị Yên Bình (42 tuổi, ngụ Gò Vấp) cho biết: “Bình thường mùi hôi bốc lên rất khó chịu. Mỗi khi trời nắng gắt, chúng tôi phải lấy ván chặn lại, điều này khiến khi có mưa nước lại không thoát được”.

Dự kiến phí thiết kế và lắp đặt của mỗi miệng cống mới này khoảng 17 triệu đồng.

Các nhân viên đổ nước để thử hoạt động của van ngăn tại một miệng cống sau khi lắp đặt - Ảnh: LÊ PHAN
Các nhân viên đổ nước để thử hoạt động của van ngăn tại một miệng cống sau khi lắp đặt - Ảnh: LÊ PHAN
Hệ thống lưới sắt của miệng cống mới (Hình trái) không có khoảng trống thụt vào như miệng cống cũ (Hình phải), nơi người dân hay bỏ rác vào - Ảnh: LÊ PHAN
Hệ thống lưới sắt của miệng cống mới (ảnh trái) không có khoảng trống thụt vào như miệng cống cũ (ảnh phải), nơi người dân hay bỏ rác vào - Ảnh: LÊ PHAN
LÊ PHAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên