Phụ nữ mặc áo dài tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (trung tâm TP.HCM). Ảnh tư liệu. |
Lễ hội áo dài lần 3 từ 5-3 đến hết 19-3-2016 với hàng loạt hoạt động khác nhau diễn ra trên địa bàn TP.
Sở du lịch TP.HCM cùng Sở văn hóa – thể thao phối hợp cùng các đơn vị tổ chức thực hiện hành trình “Thành phố áo dài - Thành phố tôi yêu” từ Nhà văn hóa sinh viên đến các di tích văn hóa, lịch sử dành cho sinh viên (mặc áo dài, di chuyển bằng xe đạp), kết hợp vận động người dân TP “chung tay vì môi trường du lịch” vào các ngày chủ nhật 6-3,13-3 và 20-3.
Các hoạt động chính của Lễ hội bao gồm:
Lễ khai mạc và chương trình nghệ thuật “Áo dài – vẻ đẹp bất tận” vào lúc 18g30 ngày 08-3 tại sân 4A Nhà văn hóa thanh niên.
Triển lãm ảnh “Áo dài qua từng thời kỳ” tại Bảo tàng mỹ thuật, Bảo tàng áo dài, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, đường Đồng Khởi (công viên Chi Lăng), bắt đầu từ ngày 05-3 đến 31-3.
Hội chợ áo dài với các hoạt động triển lãm và trao đổi, mua bán các phụ kiện (giỏ xách, guốc, nón…) và áo dài tại Nhà văn hóa thanh niên, khai mạc ngày 18-3, bế mạc ngày 20-3.
Các hoạt động hưởng ứng Lễ hội áo dài tại Bảo tàng áo dài từ ngày 05-3 đến 31-3.
Những tà áo dài tại Lễ hội áo dài TP.HCM lần 2. Ảnh tư liệu. |
Hội thi “Duyên dáng áo dài” lần 3 với nội dung thi biểu diễn áo dài, chia làm 3 bảng: tập thể, cá nhân và cơ quan ngoại giao đoàn. Đối tượng tham dự gia bao gồm các đơn vị trường học, sinh viên các trường, các gia đình, doanh nghiệp, các tổng lãnh sự, hội doanh nghiệp nước ngoài tại TP.HCM.
Thi vẽ áo dài trên giấy (có kế hoạch và thể lệ riêng). Đối tượng tham gia là học sinh cấp 1, 2 trên địa bàn thành phố tại Thư viện khoa học tổng hợp TP.HCM.
Thi ảnh “Duyên dáng áo dài” bằng hình tập thể và cá nhân trong trang phục Áo dài gửi ảnh dự thi đến website của Lễ hội trong thời gian từ ngày 05-3 đến 20-3.
Tổ chức cuộc thi thiết kế áo dài dành cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP từ ngày 5-3 đến 20-3.
Hội thi kết hoa trên áo dài và biểu diễn áo dài hoa cho các nhà tạo mẫu hoa Việt Nam và quốc tế vào các ngày 19 và 20-3.
Trong khuôn khổ Lễ hội còn có các hoạt động chủ đề “Lịch sử áo dài”, bao gồm: Nói chuyện chuyên đề về áo dài, trình bày nghiên cứu về lịch sử hình thành và biến đổi của áo dài Việt Nam, về giá trị sử dụng của áo dài, các nét văn hoá liên quan đến áo dài; trao đổi thảo luận về áo dài, từ ngày 05-3 đến ngày 20-3.
Lễ hội còn có các hoạt động mua sắm dành cho du khách thông qua hình thức vận động các nhà may, các doanh nghiệp, trung tâm thương mại giảm giá may áo dài cho du khách, may áo dài lấy ngay trong thời gian lễ hội, giảm giá bán vải áo dài, các phụ kiện và trang sức đi cùng với áo dài…
Những trò chơi dân gian trong Lễ hội áo dài lần 2. Ảnh tư liệu. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận