Xe
25/09/2023 11:17 GMT+7

Toyota làm thân xe kiểu Tesla: Tạo ra 1/3 khung chỉ trong 3 phút

Phương pháp sản xuất mới của Toyota có thể giảm chi phí và độ phức tạp, nhưng cũng có thể cản trở khả năng sửa chữa xe.

Toyota giới thiệu phương pháp sản xuất mới - Video: Toyota

Toyota gần đây đã giới thiệu các quy trình sản xuất mới với các nhà báo trong một cuộc trình diễn tại nhà máy Myochi, Nhật Bản.

Theo Nikkei Asia, kim loại nóng chảy được đổ vào khuôn, sau đó nguội đi nhanh chóng từ 700 độ C xuống 250 độ C. Từ đó, một bộ phận duy nhất tạo nên toàn bộ 1/3 khung sau của chiếc xe được hình thành. Tất cả chỉ mất 3 phút.

Trong khi đó, theo phương pháp sản xuất truyền thống, để hình thành phần này cần 86 bộ phận trải qua 33 bước và nhiều giờ thực hiện.

Toyota kỳ vọng phương pháp đúc khuôn sẽ giảm độ phức tạp trong sản xuất, chi phí và thời gian chuẩn bị, cũng như tận dụng không gian nhà máy hiệu quả hơn. Toyota dự đoán kỹ thuật này sẽ tạo ra năng suất cao hơn 20% so với các đối thủ cạnh tranh, và có thể giảm một nửa thời gian lắp ráp thân xe xuống còn 10 giờ.

Toyota làm thân xe kiểu Tesla: Tạo ra 1/3 khung chỉ trong 3 phút, song nếu cần sửa chữa sẽ đắt đỏ - Ảnh 2.

Phương pháp đúc khuôn được xem là giải pháp thay thế tiềm năng cho phương pháp lắp ráp truyền thống (kết hợp các miếng kim loại được tạo hình thông qua hàn, dính… để tạo thành khung ô tô) - Ảnh: Toyota

Theo trang Nikkei Asia, phương pháp sản xuất mới sẽ được ứng dụng trước tiên cho xe điện ra mắt vào năm 2026. Phương pháp này sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược xe điện của Toyota, mặc dù 40% xe điện vào năm 2026 của họ vẫn sử dụng các biến thể của kiến trúc TNGA hiện có.

Thực tế, đúc khuôn không phải phương pháp sản xuất mới. Tesla chính là cái tên tiên phong khi đặt ra khái niệm "gigacasting". Hyundai đang xem xét các kỹ thuật sản xuất tương tự. Ngay cả gã khổng lồ ô tô Đức Volkswagen cũng đang học hỏi các thủ thuật từ Tesla.

Xe nhanh chóng được hình thành hơn khi sản xuất theo phương pháp mới - Ảnh: Toyota

Xe nhanh chóng được hình thành hơn khi sản xuất theo phương pháp mới - Ảnh: Toyota

Tuy nhiên, Tesla cũng có mô hình kiểm soát chất lượng kém. Một người lái chiếc Tesla Model Y sản xuất tại Austin, Texas, Mỹ, đã phát hiện những vết nứt trên khung có thể nhìn thấy khá rõ.

Điều này không có nghĩa phương pháp đúc khuôn không phù hợp để sản xuất ô tô. Toyota sẽ không để xảy ra một lỗi đáng lo ngại như vậy làm ảnh hưởng danh tiếng về chất lượng và độ tin cậy vốn có.

Độ bền của xe đúc khuôn còn cần thời gian trả lời, nhưng không thể phủ nhận phương pháp này sẽ rất quan trọng trong chiến lược điện khí hóa tham vọng. Chẳng hạn Toyota đã đặt ra mục tiêu bán 3,5 triệu xe điện vào năm 2030 - Ảnh: Toyota

Dù vậy, vấn đề của Tesla cũng cho thấy phương pháp đúc khuôn có mặt trái. Về mặt lý thuyết, đúc khuôn có thể cắt giảm chi phí, trọng lượng, nhưng độ xốp của kim loại đúc có thể làm giảm độ bền và do đó, ảnh hưởng cả độ an toàn.

Ngoài ra, còn có điểm trừ về khả năng sửa chữa, vì thân đúc có thể khó sửa hơn một khi có vấn đề, chẳng hạn như xảy ra va chạm. Body Shop Business cho biết các lựa chọn sửa chữa với thân đúc khá "hạn chế". Do đó, khả năng cần thay thế cao hơn xe truyền thống.

Vì cứu mình, Toyota, Honda không ngại học mô hình TeslaVì cứu mình, Toyota, Honda không ngại học mô hình Tesla

Toyota và Honda đang xem xét mô hình kinh doanh của Tesla nhằm tìm cách tăng tỉ suất lợi nhuận, duy trì tính cạnh tranh trước những biến động mới của thị trường và ngành công nghiệp.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên