Thứ 5, ngày 26 tháng 5 năm 2022
Tổng lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
TT - Doanh nghiệp đang phải đối mặt công nghệ lạc hậu, vốn yếu, nguồn nhân lực thiếu, lại chưa có chính sách hỗ trợ nào thật sự quyết liệt để mang lại hiệu quả cao.
![]() |
Công nhân sản xuất sản phẩm chi tiết của máy CNC (một loại máy làm ra khuôn để phục vụ sản xuất hoặc chế tạo ra các máy tự động hóa) tại Đồng Nai - Ảnh: Tuổi Trẻ |
Các ngành cần nỗ lực tối đa, tổng lực tập trung tháo gỡ những khó khăn mà các doanh nghiệp (DN) đang vướng mắc trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT) để việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn TP.HCM thật sự đi vào chiều sâu, có trọng tâm.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải đã yêu cầu như vậy sau khi lắng nghe ý kiến đóng góp của các đại biểu đưa ra tại buổi tọa đàm “Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với DN vừa và nhỏ trên địa bàn TP.HCM” tổ chức ngày 27-1, do UBND TP.HCM chủ trì.
Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Quốc Anh, chủ tịch Hội Cao su - nhựa TP.HCM, cho biết “một sự thật đau đớn” là hội vừa thực hiện một khảo sát với các DN trong hội, có đến 90% không đáp ứng được về công nghệ, 95% không đáp ứng được về giá, 90% không đáp ứng được về quản trị.
Kết quả này phản ánh thực trạng phần lớn DN sản xuất trong lĩnh vực cao su - nhựa của TP.HCM có trình độ công nghệ không cao, hệ thống quản lý chưa đảm bảo, giá thành sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu.
Theo ông Quốc Anh, hiện tỉ lệ nội địa hóa trong lĩnh vực sản xuất xe hơi có DN nhựa tham gia chỉ mới đạt 10%, điện - điện tử 40%, xe máy 70%. Trong đó, dù đạt tỉ lệ nội địa hóa đến 70% trong lĩnh vực xe máy, “nhưng thực tế thì hơn 50% trong số đó lại mua từ các DN phụ trợ có vốn đầu tư nước ngoài như Nhật, Đài Loan” - ông Quốc Anh nhấn mạnh.
Theo TS Huỳnh Thanh Điền (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), có rất nhiều nguyên nhân hạn chế việc phát triển CNHT trên địa bàn TP trong thời gian qua.
Từ rào cản về thị trường, công nghệ, các vấn đề thu hút DN sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh cho đến các chính sách khuyến khích, hỗ trợ vốn vay, phát triển CNHT từ trung ương đến địa phương vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện...
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng việc chưa có được sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc phát triển CNHT tác động rất lớn đến nền kinh tế thế nào, nên nhiều định hướng, quy định, nội dung để thúc đẩy phát triển CNHT trong thời gian qua chưa được thực hiện một cách đồng bộ.
Trong khi đó, các khó khăn cơ bản mà DN đang phải đối mặt khi hoạt động trong lĩnh vực này là công nghệ lạc hậu, vốn yếu, nguồn nhân lực thiếu, lại chưa có chính sách hỗ trợ nào thật sự quyết liệt để mang lại hiệu quả cao.
TS Nguyễn Văn Phúc, hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM, đề nghị TP cần xác định các sản phẩm công nghiệp chính là gì, vì “khi xác định được các sản phẩm công nghiệp chính thì việc xác định các sản phẩm CNHT sẽ dễ dàng hơn do bốn ngành công nghiệp trọng yếu của TP lựa chọn tương đối rộng”.
Theo ông Vũ Văn Hòa - trưởng Ban quản lý khu chế xuất - khu công nghiệp TP.HCM, UBND TP cần tăng thời gian thuê đất từ 50 năm lên 70 năm, thời gian miễn tiền thuê đất từ 11 năm lên 20 năm cho các công ty đầu tư phát triển hạ tầng, “để công ty này có trách nhiệm chuyển tiền thuê đất được miễn vào giá cho thuê lại đất đối với các nhà đầu tư thứ phát đầu tư vào khu công nghiệp”.
-
TTO - Đại diện Sở Quy hoạch - kiến trúc TP.HCM cho biết TP đang quyết liệt đẩy mạnh tiến độ xây dựng Trung tâm triển lãm quy hoạch TP tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, để công trình này đi vào hoạt động vào năm 2023.
-
TTO - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc quản lý đoàn thanh tra lỏng lẻo, để đoàn tự do giao lưu với doanh nghiệp sẽ không bảo đảm tính độc lập của cơ quan thanh tra và khó phát hiện tiêu cực, sai phạm.
-
TTO - Ban Bí thư nhận thấy, ông Lê Minh Trung vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương, vi phạm Luật hôn nhân và gia đình, gây dư luận xấu trong xã hội.
-
TTO - Nhiều chủ đầu tư điện mặt trời mái nhà tại Vũng Tàu phản ánh từ tháng 3-2022 đến nay họ bị Công ty Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu tạm dừng trả tiền điện theo hợp đồng như thường lệ. Vì sao có chuyện này?
-
TTO - Tính từ 16h ngày 25-5 đến 16h ngày 26-5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.275 ca nhiễm mới ghi nhận trong nước (giảm 69 ca so với ngày trước đó) tại 47 tỉnh, thành phố (có 1.080 ca trong cộng đồng).
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận