Thí sinh dự thi THPT quốc gia tại TP.HCM. Ảnh: Trần Huỳnh |
Theo mức điểm chuẩn tạm thời này, một số ngành có mức điểm chuẩn rất cao, thí sinh đạt trung bình 9 điểm/môn vẫn rớt như ngành kinh tế Trường ĐH Ngoại thương (27,25 điểm), ngành bác sĩ đa khoa Trường ĐH Y Hà Nội (27,75 điểm)…, nhưng cũng có rất nhiều ngành đào tạo của nhiều trường khác có điểm chuẩn tạm thời chỉ bằng mức điểm sàn chung của Bộ GD-ĐT là 15 điểm.
Hiện tại, cũng đã có trường CĐ cũng đã xét đủ chỉ tiêu với mức điểm chuẩn tạm thời công bố ngày 20-8.
Theo lịch tuyển sinh, 17g ngày 20-8 là thời hạn cuối cùng để các trường tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt 1 của thí sinh. Các trường sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin thí sinh, xét tuyển, công bố kết quả và gửi Giấy báo kết quả trúng tuyển của thí sinh (qua đường bưu điện) chậm nhất vào 17g ngày 25-8. Kết quả trúng tuyển sẽ được các trường thông báo trên trang thông tin điện tử của trường.
Theo thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, với thí sinh gửi hồ sơ theo đường bưu điện, các trường căn cứ vào dấu bưu điện để tiếp nhận các hồ sở gửi về trước 17g ngày 20-8 và xử lý trong các ngày 21 và 22- 8.
Bộ cũng yêu cầu các trường công bố danh sách đăng ký xét tuyển chung sau đó để thí sinh có thể chủ động rà soát dựa trên công bố này, nếu hồ sơ đã gửi mà không thấy có tên trong danh sách, thí sinh có thể liên hệ với trường để trường bổ sung vào danh sách.
Nếu có trường hợp cá biệt, hồ sơ dù gửi qua bưu điện trước 17g ngày 20-8, nhưng vẫn đến trường chậm mà thí sinh không biết, không kịp phản ánh, sau khi trường đã công bố điểm chuẩn thì thí sinh vẫn được đảm bảo quyền lợi của mình nếu mức điểm đăng ký xét tuyển đạt từ mức điểm chuẩn trở lên.
Điểm chuẩn dự kiến 111 trường ĐH, CĐ:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận