![]() |
Giáo sư Phan Lương Cầm trao học bổng “Tiếp sức đến trường” năm 2003 cho tân sinh viên - Ảnh tư liệu |
Họ là doanh nhân, giáo sư hay cán bộ hưu trí nhưng đều chung tinh thần “lớp trước rước lớp sau”.
Người “lắm chiêu” vận động học bổng
Lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” cho 160 tân sinh viên khu vực miền Đông Nam bộ và kỷ niệm 10 năm học bổng “Tiếp sức đến trường” được tổ chức tại nhà hát Bến Thành (số 6 Mạc Đĩnh Chi, Q.1, TP.HCM) và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV9 lúc 20g30 ngày 6-10. Ban biên tập báo Tuổi Trẻ trân trọng kính mời các bạn từng nhận học bổng “Tiếp sức đến trường” từ năm 2003 cùng tham dự chương trình lúc 19g30 ngày 6-10. Mời các bạn đăng ký thông tin tham dự tại Thanh Toàn - điện thoại 0989.217.867 hoặc email congtacxahoi@tuoitre.com.vn. |
Cho nên khi người bạn thân là ông Lê Hùng Mạnh - chủ tịch CLB Tiếp sức đến trường Quảng Nam - Đà Nẵng - làm cầu nối đến chương trình học bổng, ông Lan đã “gật đầu cái rụp!”. Đó là vào năm 2008. Ông Lan đứng ra kêu gọi bạn bè doanh nhân người Tiền Giang thành đạt tại TP.HCM, những doanh nghiệp đầu tư ở Tiền Giang và cả anh em thân hữu có tâm từ thiện, thành lập CLB Tiếp sức đến trường tỉnh Tiền Giang.
Trong những buổi họp mặt bàn chuyện làm ăn, ông Lan “chớp thời cơ” phát tài liệu, nói về ý nghĩa của học bổng và kêu gọi mọi người chung tay cùng báo Tuổi Trẻ. Khi doanh nghiệp nào vừa trúng một thương vụ lớn ông liền gợi ý: “Năm nay làm từ thiện thì tham gia chương trình học bổng đặng giúp tụi nhỏ có tiền đến trường!”.
Nếu như bốn năm trước, chỉ cần ngồi ở văn phòng bảo trợ lý gọi điện cho bạn bè, đối tác, ông đã xin được vài trăm triệu đồng cho học bổng. Năm nay kinh tế biến động, ông Lan cắt xén lịch làm việc, đi gặp mặt trực tiếp doanh nghiệp để xin tài trợ, nhưng “thời buổi khó khăn quá ai cũng lắc đầu”. Ông cười tươi khi tiết lộ: “Có nhiều nơi nghe đến tên ông Kim Lan sắp qua là... ngán! Nhiều người còn không dám nghe điện thoại của tôi. Tự nhiên không biết mình trở thành nỗi ám ảnh của anh em từ lúc nào!” - ông cười lớn.
Không chịu thua, ông Lan chuyển sang “chiêu” năn nỉ: “Không đủ 50 suất thì thôi ráng 20 suất cho tụi nhỏ nghe!”. Năm nay ông bàn với Ủy ban MTTQ tỉnh Tiền Giang cấp bằng khen năm năm đồng hành “Tiếp sức đến trường” (2008-2012) như sự ghi nhận, tri ân tấm lòng của doanh nghiệp. “Nhiều người năm nay khó khăn không đóng góp được mình cũng tặng bằng khen, để năm sau tình hình khác đi họ tiếp tục đồng hành” - ông cho biết.
Nhưng năm nào đến giờ chót cũng thiếu suất học bổng, mà để công ty gánh hết thì không đành, ông Lan lại móc tiền túi, khi thì 30 triệu đồng, lúc 50 triệu đồng cho quỹ học bổng. “Đau đầu nhất là năm nay hụt 200 triệu. Lúc không biết xoay xở đường nào thì một đối tác nước ngoài đã nhiệt tình góp 10.000 USD khi biết ý nghĩa chương trình” - ông Lan kể. Từ sau lần này, ông Lan chủ trương trong những năm tới sẽ mạnh dạn vận động các đối tác nước ngoài, vì “họ phục mình ở chỗ nghĩ ra một học bổng ý nghĩa như vậy”. Ông còn có sáng kiến kết hợp với một công ty tiếp thị số thành lập một website về học bổng “Tiếp sức đến trường” để quảng bá rộng rãi, tạo thành một cuộc vận động của toàn xã hội.
“Tôi sắp 60 tuổi rồi, nhưng hễ còn tham gia hội đồng quản trị của công ty, còn sức khỏe là tôi còn đi vận động bằng mọi mối quan hệ trong và ngoài nước cho học bổng này”, ông nhấn mạnh.
Giáo sư PHAN LƯƠNG CẦM (phu nhân cố thủ tướng Võ Văn Kiệt): Ươm mầm cho niềm tin vào cái đẹp ở đời 43 năm đứng trên bục giảng là từng ấy thời gian tôi gắn bó với nhiều thế hệ sinh viên trong sự nghiệp “trồng người”. Tôi tham gia chương trình “Tiếp sức đến trường” như một nguyện ước được san sẻ, hỗ trợ một phần cho các tân sinh viên nghèo không phải bỏ dở ước mơ đại học sau 12 năm đèn sách. Đó sẽ là cú hích, là chiếc “đòn bẩy” đầu tiên của xã hội khích lệ và cổ vũ cho thế hệ trẻ đang bỡ ngỡ vào đời. Càng ý nghĩa hơn là món quà tinh thần sẽ giúp ươm mầm và nảy nở trong tâm hồn người trẻ về cái thiện, cái đẹp, để họ cảm nhận được cuộc đời này còn lắm tin yêu. Tôi nhớ lần đầu tiên trao học bổng cho tân sinh viên nghèo tại trụ sở báo Tuổi Trẻ (hồi còn ở Lý Chính Thắng, Q.3), còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất với vài chục gương mặt. Từ dăm ba chục sinh viên, tới nay đã là hàng ngàn sinh viên trên khắp các tỉnh, thành, vùng miền của đất nước được chọn lọc để trao gửi ân tình. Một đồng đóng góp là một đồng trao tận tay cho đúng đối tượng cần được giúp đỡ, tôi nghĩ đó là một trong những lý do khiến bạn đọc tin tưởng, quý trọng và nhiệt thành đóng góp cho quỹ học bổng thêm dồi dào, để nâng bước cho những tấm gương sáng vượt khó, trở thành người có ích cho xã hội. Ông Dương Quang Thiện: Trao tiếp nghĩa tình cho lớp sau Khi còn là chàng trai vất vả kiếm tiền ăn học nơi xứ người, tôi đã được một vị cha xứ bảo trợ. Trao học bổng cho tôi, cha nhắn nhủ khi tôi ăn học thành tài, hãy quay về quê hương giúp đỡ những người khó khăn như mình. Thấm thoát đã hơn 20 năm đồng hành cùng chương trình “Vì ngày mai phát triển” và trong đó là tròn 10 năm “Tiếp sức đến trường” của báo Tuổi Trẻ, tôi vẫn luôn dõi theo từng bước chân và chờ đợi sự trưởng thành của các em. Nhiều học trò từng thụ hưởng chương trình, nay đã khôn lớn, lập thân, lập nghiệp và quay trở về đóng góp tiền bạc, công sức để phát triển quỹ học bổng thêm lớn mạnh. Còn nhiều lắm những thương yêu, những tấm lòng của thế hệ cha anh đi trước đã và đang động viên, dìu dắt các lớp đàn em. Bởi tôi và họ luôn tâm niệm: “Thương người như thể thương thân”, cuộc đời đã trao cho mình “phao” cứu sinh kịp thời khi khốn khó thì mình hãy trao lại cơ hội đó, nghĩa tình đó cho những người còn khó khăn, thua thiệt hơn mình. Lớp trước rước lớp sau - đó là niềm vui ấm áp và chan chứa ân tình đối với những người gắn bó, mê say công tác xã hội như chúng tôi. Và tôi cũng luôn mong các bạn trẻ giàu tài trí và nghị lực đó mai này lớn khôn, dù tung cánh bay cao, bay xa tới phương trời nào thì hãy luôn nhớ và quay trở về quê hương, phụng sự Tổ quốc để trở thành những hiền tài cho đất Việt. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận